flash-sale-icon-2
 
 
flash-sale-icon-2
Beige
Gray
Giá gốc là: ₫4,885,000.Giá hiện tại là: ₫3,185,000.
Brown
Gray
Giá gốc là: ₫2,885,000.Giá hiện tại là: ₫2,085,000.
Black
Gray
Giá gốc là: ₫3,625,000.Giá hiện tại là: ₫2,685,000.
Black
Gray
Green Khaki
Giá gốc là: ₫3,585,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
BeigeDova
Green
Pink
Giá gốc là: ₫3,285,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
Gray
Mint
Pink
Giá gốc là: ₫5,485,000.Giá hiện tại là: ₫3,685,000.
Black
Gray
Giá gốc là: ₫4,285,000.Giá hiện tại là: ₫2,885,000.

Khi đi thăm một người vừa sinh, câu hỏi đầu tiên của bạn thường là gì? Có phải đa phần mọi người thường chú ý đến em bé: bé được bao nhiêu Kg ? Bé có khỏe không ? Mẹ có đủ sữa cho bé không? Những câu hỏi ấy rất tự nhiên nhưng lại thường bỏ quên một người cũng rất cần được quan tâm – đó là người mẹ, người vừa vượt qua hành trình gian nan của việc sinh nở. Là người đã trải qua cảm giác ấy, Châu hiểu rõ rằng, bên cạnh niềm vui chào đón con, mẹ rất cần sự động viên và hỗ trợ để hồi phục.

Chính vì vậy, dưới đây là những câu hỏi thăm người mới sinh mà bạn nên tham khảo để thể hiện sự quan tâm tinh tế đến cả mẹ và bé, cũng như một số điều nên tránh để cuộc trò chuyện trở nên dễ chịu và thoải mái hơn.

1. Những câu hỏi thăm người mới sinh

Hỏi thăm sức khỏe mẹ và bé: Một câu hỏi nhẹ nhàng về sức khỏe sẽ giúp mẹ cảm thấy được quan tâm, như: “Mẹ và bé cảm thấy thế nào rồi? Hồi phục có tốt không? Cần gì thêm cứ nói để mọi người hỗ trợ nhé!”

Hỏi về chế độ ăn uống của mẹ: Thời gian đầu sau sinh, mẹ cần kiêng một số loại thực phẩm, nên thường chỉ ăn các món đơn giản như thịt và cá kho tiêu. Nhiều mẹ sức khỏe còn yếu, vừa chăm con, vừa cho con bú nên không có cảm giác ngon miệng. Một câu hỏi nhẹ nhàng như “Dạo này mẹ ăn uống thế nào? Có món gì mẹ muốn ăn mà chưa được thử không?” sẽ giúp mẹ cảm thấy được quan tâm hơn, đồng thời cũng khích lệ mẹ chăm sóc bản thân và duy trì dinh dưỡng để hồi phục tốt.

cach-hoi-tham-ba-bau-moi-sinh
Cách hỏi thăm bà bầu mới sinh

Lời động viên chân thành: Làm mẹ thực sự không dễ dàng, nên một lời động viên nhỏ có thể mang lại niềm vui và động lực. Bạn có thể nói: “Nuôi con nhỏ chắc không ít vất vả, nhưng mẹ thật tuyệt vời và kiên cường. Cố gắng nghỉ ngơi thật nhiều nhé!”

Chia sẻ niềm vui cùng gia đình: Nếu bạn không chắc đi thăm bà đẻ nên nói gì thì chỉ cần bày tỏ niềm vui khi gia đình có thêm thành viên mới là đã đủ ý nghĩa rồi. Chẳng hạn, một lời nhẹ nhàng như: “Thật vui khi gia đình có thêm thành viên mới, bé đáng yêu quá, trông giống mẹ lắm!

di-tham-de-nen-noi-gi
Những lời hỏi thăm bà bầu mới sinh

Hỏi mẹ có cần hỗ trợ gì không: Việc chăm sóc bé sơ sinh cần rất nhiều sự giúp đỡ, và mẹ luôn trân trọng những sự hỗ trợ dù là nhỏ nhất. Một câu hỏi chân thành như: “Có ai giúp mẹ chăm bé trong thời gian này không? Nếu cần mình hỗ trợ thêm gì thì cứ nói nhé!” sẽ thể hiện sự quan tâm tinh tế và sẵn sàng chia sẻ cùng mẹ. Nếu bạn đã từng trải qua giai đoạn bỉm sữa, hãy kể về hành trình và kinh nghiệm mà mình đã trải qua. Những câu chuyện chân thực và sự thấu hiểu của bạn có thể mang lại cảm giác an ủi, giúp mẹ mới sinh cảm thấy không cô đơn và tự tin hơn khi chăm sóc bé.

2. Những chủ đề tránh nói khi đi thăm người mới sinh

Dù bạn có mối quan hệ thân thiết đến đâu hay không hề có ý gì, vẫn nên cẩn trọng trong những câu chuyện khi đến thăm người mới sinh. Để tránh những tình huống “kém duyên” và thể hiện mình là người đi thăm đẻ “văn minh,” hãy lưu ý tránh đề cập đến một số chủ đề nhạy cảm sau đây cùng nhưng lưu ý khi đi thăm đẻ:

2.1 Không đánh giá ngoại hình mẹ và bé

khong-nhan-xet-ngoai-hinh-be-khi-di-tham
Không nhận xét ngoại hình cả mẹ và bé khi đi thăm

Sau khi sinh, cơ thể người mẹ cần thời gian để hồi phục. Bên cạnh việc chăm sóc bé, mẹ phải bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để có nguồn sữa tốt và ưu tiên nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe. Trong thời gian này, yêu cầu mẹ “nhanh chóng về dáng” hay giảm cân vô tình tạo áp lực không cần thiết. Thay vào đó, hãy khích lệ và tạo điều kiện để mẹ cảm thấy thoải mái, vì sức khỏe của mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến bé.

Ngoài ra, nên tránh những nhận xét về ngoại hình của trẻ. Mỗi trẻ đều là món quà vô giá mà không cha mẹ nào muốn nghe những nhận xét tiêu cực về “món quà” mà họ trân trọng. Những lời nói vu vơ hoặc bình phẩm không phù hợp có thể để lại cảm giác tổn thương, áp lực cho bố mẹ. Thay vì nhận xét tiêu cực, hãy dành lời khen ngợi nhẹ nhàng và tích cực, tôn vinh vẻ đáng yêu của bé. Đừng quên thêm từ “trộm vía” để phù hợp với văn hóa Việt Nam, như một lời chúc tốt lành cho bé yêu.

2.2 Tránh áp đặt cách nuôi con theo ý kiến cá nhân

di-tham-de-khong-nen-noi-gi
Đi thăm đẻ không nên nói gì ?

Trong thời gian mang thai, hầu hết các mẹ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và tìm hiểu cẩn thận về cách chăm sóc, nuôi dạy con sao cho phù hợp với điều kiện gia đình. Vì thế, việc đưa ra lời khuyên hoặc áp đặt quan điểm cá nhân về cách nuôi con – nhất là các chủ đề nhạy cảm như chế độ ăn uống, cách cho bé ngủ hay việc dùng sữa – có thể gây áp lực không cần thiết. Mỗi em bé là một cá thể độc lập với những nhu cầu riêng, do đó, không có công thức chăm sóc chung cho tất cả các bé.

Thay vì đưa ra những lời khuyên cứng nhắc như “Bé phải bú sữa này mới tốt” hay “Quần áo loại này bé mặc thoải mái lắm,” hãy chia sẻ kinh nghiệm một cách nhẹ nhàng, mang tính hỗ trợ và đồng cảm. Nếu bạn nhận thấy mẹ có chút lo lắng, hãy động viên bằng những câu chia sẻ khích lệ: “Bé tăng cân chậm ư? Nếu bác sĩ đã xác nhận bé vẫn phát triển tốt thì mẹ đừng lo lắng quá nhé,” hoặc “Mẹ bận quá nên cần dùng thêm sữa công thức à? Sữa mẹ tất nhiên rất tốt, nhưng nếu không đủ điều kiện, sữa công thức vẫn là lựa chọn phù hợp. Mẹ hãy thoải mái và đừng tự tạo áp lực cho mình!”

2.3 Không so sánh và nhận xét

Khi đến thăm mẹ và bé, hãy hạn chế đề cập đến các vấn đề như bé thức đêm, quấy khóc, hay ăn uống kém. Những lo lắng này mẹ chắc hẳn đã nghĩ đến rất nhiều và không ai muốn nhận thêm những lời nhận xét hay đánh giá về tình trạng này. Nếu bạn biết bé đang gặp khó khăn với giấc ngủ hay ăn uống, tốt nhất hãy tránh nói đến những điều này để không khiến mẹ thêm áp lực.

Ngoài ra, cũng nên tránh các so sánh kiểu như “Con chị không bao giờ…” hoặc “Con chị luôn…” vì mỗi em bé đều là một cá thể đặc biệt với những đặc điểm và nhu cầu riêng. Thay vì so sánh, hãy tập trung vào những điểm đáng yêu của bé để mẹ cảm thấy được động viên và tự hào về con mình.

2.4 Tránh đến mà không báo trước

nhung-cau-hoi-tham-nguoi-moi-sinh
Nên hẹn trước khi đến

Hãy nhớ rằng bạn đang đến thăm một em bé mới chào đời, không phải là một bữa tiệc sinh nhật, nên không cần bất ngờ hay ghé thăm đột ngột. Những tuần đầu sau khi bé ra đời là khoảng thời gian rất đặc biệt, khi gia đình cần sự riêng tư để thích nghi với nhịp sống mới. Mẹ đang phải dành toàn bộ sự chú ý để hiểu từng dấu hiệu từ bé, cho bé bú, bế ẵm và tranh thủ chợp mắt để hồi phục. Bố cũng tất bật không kém, vừa làm việc, vừa thay tã, bế con, nấu nướng và dọn dẹp. Cả nhà đều dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ.

Vì vậy, thay vì ghé thăm bất ngờ, bạn có thể gửi lời chúc mừng qua điện thoại, mạng xã hội, hoặc một tấm thiệp để bày tỏ sự quan tâm. Người mẹ lúc này cần được nghỉ ngơi hơn là tiếp khách hay trò chuyện lâu dài. Nếu bạn muốn đến thăm, hãy liên hệ trước để gia đình có thời gian chuẩn bị, giúp cho cả bố mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái khi đón tiếp bạn.

2.5 Tránh đến thăm khi sức khỏe không tốt

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn rất yếu, vì vậy mọi thứ xung quanh mà bé tiếp xúc cần được đảm bảo sạch sẽ và an toàn. Nếu bạn vừa khỏi cúm, đang bị cảm lạnh, hoặc có dấu hiệu sức khỏe không tốt, hãy tránh cố gắng bế hay ôm hôn bé để giảm nguy cơ lây nhiễm. Khi đến thăm, hãy lưu ý cởi bỏ áo khoác, túi xách, và các trang sức sắc nhọn, đồng thời rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi bế bé. Và đừng xịt nước hoa, bởi mùi hương quá mạnh có thể gây khó chịu cho hệ hô hấp nhạy cảm của bé.

2.6 Nhận biết khi nào nên về

Nếu bạn nhận thấy mẹ bé có những dấu hiệu như cần nghỉ ngơi, cho con bú, hút sữa, hoặc tỏ ra không thoải mái khi có khách – hãy tinh ý nhận ra rằng đây là lúc nên lánh ra ngoài hoặc ra về để mẹ có không gian riêng. Hãy nhớ rằng, trong thời gian này, mẹ và bé rất cần sự yên tĩnh và riêng tư. Thêm vào đó, nếu bé đang nằm thoải mái bên mẹ, đừng cố gắng nhấc bé lên hay bế bồng khi không phải lúc thích hợp. Hãy để cả mẹ và bé được thư giãn và tránh những tình huống khiến họ cảm thấy gượng gạo hay khó chịu. Sự tinh tế của bạn sẽ được gia đình trân trọng rất nhiều.

2.7 Đừng mang đồ ăn hay hoa tươi làm quà

tai-sao-khong-nen-tang-hoa-khi-di-tham-de

Mẹ mới sinh thường tuân thủ chế độ ăn riêng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, nên đồ ăn từ bên ngoài có thể không phù hợp hoặc thậm chí gây bất tiện. Ngoài ra cũng tránh tặng hoa tươi vì phấn hoa có thể gây dị ứng hoặc khó chịu trong không gian của bé. Nếu bạn không muốn đến tay không, hãy cân nhắc những món quà thiết thực dành cho bé như tã, đồ dùng chăm sóc bé, xe đẩy, nôi, hoặc các sản phẩm hỗ trợ mẹ và bé. Những món quà này sẽ thiết thực và ý nghĩa hơn trong giai đoạn đầu sau sinh.

Gợi ý 10+ Quà tặng bà bầu mới sinh ý nghĩa

Những câu hỏi thăm nhẹ nhàng, khéo léo sẽ giúp quá trình đi thăm bà bầu mới sinh thoải mái và vui vẻ. Hãy luôn nhớ rằng, sự chân thành và thấu hiểu chính là món quà ý nghĩa nhất mà bạn có thể gửi tặng trong khoảnh khắc đặc biệt này.

Bình luận bài viết (0 bình luận)