
Mang thai khiến những việc nhỏ như gội đầu trở nên khó khăn, đặc biệt khi bụng ngày càng lớn. Ngồi lâu thì mỏi, cúi xuống dễ chóng mặt, còn đứng lại không thoải mái. Vậy đâu là tư thế phù hợp để mẹ bầu vừa sạch tóc, vừa an toàn ? Hãy cùng khám phá những cách và tư thế gội đầu an toàn cho bà bầu trong bài viết sau !
1. Tư thế gội đầu cho bà bầu quan trọng như thế nào ?
Không chỉ gội đầu, mà bất kỳ tư thế nào trong sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi đáng kể, việc đứng, ngồi hay nằm sai tư thế có thể gây tê chân, phù nề, giãn tĩnh mạch, thậm chí chèn ép tử cung.

Đặc biệt, khi bụng bầu ngày càng lớn, mọi cử động đều cần thận trọng hơn, chỉ một cú ngã nhỏ cũng có thể tiềm ẩn nguy hiểm. Vì vậy, gội đầu đúng tư thế không chỉ giúp mẹ bầu thoải mái mà còn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
2. Gợi ý các tư thế và cách gội đầu tại nhà cho bà bầu đúng cách
2.1 Gội đầu tư thế ngồi

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ, không nên ngồi gội đầu vì có thể gây áp lực lên cột sống và làm máu lưu thông kém. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn muốn ngồi, giải pháp an toàn là sử dụng chậu gội đầu chuyên dụng.
Loại chậu này có đai cố định, giúp mẹ bầu giữ lưng thẳng mà không cần cúi quá thấp hay lo lắng về việc ngả người ra sau. Nhờ đó, mẹ vừa có thể gội đầu dễ dàng vừa đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho cả mẹ và bé.
2.2 Tư thế đứng thẳng
Tư thế đứng thẳng khi gội đầu được xem là khá thoải mái và phù hợp trong suốt thai kỳ. Với tư thế này, bạn có thể tự thực hiện mà không cần nhờ đến sự hỗ trợ từ người khác, giúp việc gội đầu trở nên tiện lợi hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sàn nhà tắm trơn trượt có thể tiềm ẩn nguy cơ té ngã. Để đảm bảo an toàn, nên sử dụng thảm chống trượt, đi dép có độ bám tốt và gội đầu một cách chậm rãi, tránh những cử động đột ngột.
2.3 Tư thế nằm ngửa

Nằm ngửa khi gội đầu là tư thế mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái nhất cho mẹ bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên thực hiện trên ghế chuyên dụng tại salon hoặc lựa chọn dịch vụ gội đầu dưỡng sinh cho bà bầu tại spa. Tuy nhiên tránh duy trì tư thế này quá lâu vì khi nằm ngửa quá lâu, trọng lượng tử cung sẽ chèn ép lên cột sống, ruột và các mạch máu lớn, gây đau lưng, suy tuần hoàn, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
3. Những lưu ý quan trọng mẹ bầu cần biết khi gội đầu
Bên cạnh việc chọn tư thế gội đầu phù hợp, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:
Bà bầu nên gội đầu lúc nào ?
- Tránh gội đầu khi đói hoặc ngay sau khi ăn no để không gây buồn nôn, khó chịu.
- Không nên gội đầu và tắm quá muộn vào ban đêm hoặc sáng sớm để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Tránh gội đầu sau khi vận động mạnh hoặc khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, vì có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi.
- Không nên gội đầu khi cảm thấy mệt, yếu người hoặc đang sốt để không làm cơ thể căng thẳng hơn.
Bà bầu có nên gội đầu nhiều không ?
Tốt nhất, bạn nên gội đầu 3 lần/1 tuần, 2 ngày/1 lần. Có thể gội đầu hai lần một tuần nếu bị ốm, hoặc ít hơn nếu sức khỏe không cho phép, tránh gội quá thường xuyên nếu không cần thiết để bảo vệ lớp dầu tự nhiên trên tóc.
Chọn dầu gội an toàn
Ưu tiên sử dụng dầu gội cho bà bầu có thành phần tự nhiên, organic để tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại. Những sản phẩm lành tính này không chỉ an toàn mà còn giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu tốt hơn.
Điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp
- Nên sử dụng nước ấm vừa phải khi gội đầu để tránh làm khô da đầu hoặc gây sốc nhiệt.
- Kết thúc bằng nước mát giúp se khít nang tóc và tăng độ bóng khỏe cho mái tóc.
Sấy tóc đúng cách
- Sau khi gội, nên lau tóc nhẹ nhàng và sấy khô nhanh để tránh nhiễm lạnh.
- Không sấy tóc ở nhiệt độ quá cao hoặc quá gần da đầu để tránh làm tóc khô xơ và tổn thương da đầu.
Gội đầu không chỉ là bước chăm sóc tóc mà còn giúp mẹ bầu thư giãn và cảm thấy dễ chịu hơn trong thai kỳ. Việc lựa chọn tư thế phù hợp và tuân thủ các lưu ý an toàn sẽ giúp mẹ tránh được những rủi ro không đáng có. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có những giây phút chăm sóc bản thân thật thoải mái và an toàn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất