Việc ở cữ sau khi sinh là một giai đoạn quan trọng nhằm giúp mẹ hồi phục nhanh chóng sau khi vượt cạn. Tuy nhiên có nhiều thông tin về việc ở cữ này, cả khoa học và theo dân gian, khiến mẹ không biết chọn lọc như thế nào, có cần kiêng cữ sau sinh hay không ? Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu ? Cùng tìm hiểu các vấn đề này trong bài viết sau nhé !
1. Kiêng cữ sau sinh thường bao lâu ?
Phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ mấy tháng ? Theo quan điểm truyền thống, sau khi sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng, phải ở trong phòng kín và hạn chế tiếp xúc với mọi người. Nhưng liệu điều này còn phù hợp với lối sống hiện đại và khoa học ngày nay ?
Theo các bác sĩ sản khoa bệnh viện Hồng Ngọc, thời gian kiêng cữ sau khi sinh nên là khoảng 1 tháng. Trong thời kỳ này, mẹ bầu cần chú trọng đến dinh dưỡng và sinh hoạt, giúp cơ thể hồi phục tốt và duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đồng thời, sự hỗ trợ từ gia đình và người chồng là yếu tố quan trọng giúp mẹ vượt qua giai đoạn này một cách thuận lợi.
2. Kinh nghiệm kiêng cữ sau sinh mà mẹ nên biết
2.1 Những kiêng cữ sau sinh thường
Chế độ ăn nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó có chất đạm, tinh bột, đường, và rau xanh giúp gọi sữa về nhanh chóng. Thay vì chú trọng vào việc chỉ ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ, thì mẹ nên tập trung vào một chế độ ăn cân đối. Việc ăn quá mức mặn và khô, kèm theo việc thiếu rau xanh, có thể gây tăng huyết áp và táo bón, có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Ngoài ra cũng cần tránh các thực phẩm có vị chua, đồ lên men trong giai đoạn ở cữ và cho con bú để tránh bé bị tiêu chảy.
Một quy tắc quan trọng cần nhớ là tránh nâng vác những vật nặng. Việc này không chỉ tác động đến cơ tay mà còn đặt áp lực lớn lên cơ bụng, có thể gây ảnh hưởng đến vùng vết thương của cả tầng sinh môn, nơi thực hiện phẫu thuật cắt thai hoặc mổ lấy thai, cũng như vết rạch tử cung. Hạn chế những động tác rướn người và giơ tay để lấy đồ ở những nơi cao .
Nhiều chị em muốn mau chóng lấy lại vóc dáng và giảm cân sau sinh bằng cách tập thể dục với những bài tập cường độ cao. Việc này là không nên vì giai đoạn này cơ thể vẫn mệt mỏi và đang phục hồi, chỉ nên vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông.
Trong giai đoạn ở cữ sau sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, chỉ nên sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định vì các chất hóa học trong thuốc có thể đi vào cơ thể của bé thông qua sữa.
Ở cữ có cần mặc quần áo dài không ? Theo quan điểm của người xưa, sau khi sinh lỗ chân lông mở rộng và trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tác động bởi gió và khí trời lạnh. Do đó, mẹ trong giai đoạn ở cữ cần chú ý đến việc giữ ấm cơ thể bằng cách chọn mặc quần áo dài tay, tránh gió và tắm nước lạnh.
Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng….Vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này có thể làm mỏi mắt, nếu sử dụng quá mức sẽ khiến mắt bạn yếu và sau 40 tuổi sẽ mờ dần. Ngoài ra các sóng bức xạ cũng có tác động đến tế bào não của trẻ, gây khó chịu và mất ngủ.
Ngồi lâu và nằm cả ngày là những thói quen mà mẹ bầu nên kiêng kỵ khi ở cữ sau sinh. Việc ngồi lâu có thể dẫn đến đau lưng và một loạt các vấn đề sức khỏe. Nhiều mẹ đã trải qua trải nghiệm này và chứng minh rằng việc ngồi nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, đặc biệt là đau lưng sau khi sinh.
2.2 Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ
Sinh mổ có cần kiêng cữ như sinh thường hay không ? Sản phụ sau sinh mổ chỉ cần kiêng cữ trong khoảng 42 ngày. Tuy nhiên, thời gian kiêng cữ càng lâu thì khả năng phục hồi tốt hơn và tránh được trường hợp cơ thể đau nhức, mệt mỏi mỗi khi thời tiết thay đổi hay làm việc quá sức.
Ngay sau khi sinh, việc nằm ngửa sẽ giúp ổn định vết mổ, tuy nhiên khi thuốc tê đã hết tác dụng thì mẹ nên chuyển sang nằm nghiêng. Tránh nằm ngửa lâu trên mặt phẳng để tránh tình trạng tử cung co thắt mạnh, gây đau đớn. Mẹ nên sử dụng một chiếc gối mỏng để có thể nằm thoải mái hơn. Không nên duy trì một tư thế nằm quá lâu, cố gắng đứng dậy và di chuyển nhẹ nhàng để kích thích hoạt động tiêu hóa, ngăn các nguy cơ tắc nghẽn tĩnh mạch….Nếu việc đứng dậy và đi lại còn khó khăn, mẹ có thể thay đổi tư thế nằm đều đặn và thực hiện các động tác massage cho cổ tay và lòng bàn chân.
Một trong những kiêng cữ sau sinh mổ là tránh ăn quá no, vì sau khi sinh mổ ruột và thành dạ dày của bạn bị ảnh hưởng, làm giảm hiệu quả tiêu hóa thức ăn. Ăn quá no dẫn đến thức ăn tích tụ, dễ gây ra táo bón và đầy hơi. Ngoài ra dạ dày phình to tạo ra áp lực lên da bụng ảnh hưởng đến vết mổ.
Kiêng cữ ăn uống sau sinh mổ cần tránh ăn đồ tanh, nhiều dầu mỡ dễ gây tiêu chảy, đau bụng dẫn đến co thắt dạ dày và cơ bụng sẽ tổn thương vùng phẫu thuật. Do đó, là lựa chọn tốt nhất khi mẹ vừa mới sinh là tiêu thụ những thực phẩm dễ tiêu hóa.
Vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng dung dịch được bác sĩ chỉ định, tránh tự ý chọn loại dung dịch có pH quá cao, có thể làm mất cân bằng tự nhiên của âm đạo và gây tổn thương cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Mẹ nên ưu tiên chọn quần lót làm từ chất liệu 100% cotton, giúp thấm hút tốt và giữ cho khu vực âm hộ luôn khô ráo. Tránh mặc quần lót quá chật, vì điều này có thể tạo ra áp lực không mong muốn và gây khó khăn cho quá trình thoáng khí.
Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ vợ chồng được ? Mặc dù quá trình sinh mổ ít có ảnh hưởng đáng kể đến bộ phận sinh dục của phụ nữ, nhưng không nên tái thiết quan hệ tình dục quá sớm. Điều này là do cơ thể của người mẹ cần một khoảng thời gian đủ để hồi phục sau khi trải qua quá trình sinh nở. Nếu quan hệ tình dục diễn ra quá sớm, có thể tạo ra sự ma sát và áp lực lên vết mổ, gây ra căng thẳng và làm chậm quá trình hồi phục.
Có thể bạn quan tâm
- Những điều kiêng kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần tránh
- [Thắc mắc] Trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không bú có sao không ?
- Địa chỉ mua xe đẩy cho bé tại TPHCM uy tín – giá rẻ nhất
3. Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh
Không tuân thủ kiêng cử sau sinh có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cho mẹ sau sinh như thiếu máu và suy nhược cơ thể do mất một lượng máu trong quá trình sinh nở. Ngoài ra không kiêng gió, giữ ấm cơ thể cũng làm mẹ dễ nhiễm bệnh.
Nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp và tiêu hóa cũng tăng. Đối với phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao, việc này trở nên nguy hiểm hơn. Hơn nữa, hoạt động quá sớm sau sinh có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như sa âm đạo, trực tràng và sa tử cung.
4. Các câu hỏi thường gặp khi kiêng cữ sau sinh theo dân gian
4.1 Ở cữ có được nằm quạt không ?
Mẹ hoàn toàn có thể sử dụng quạt hoặc điều hòa để tạo môi trường thoải mái cho cả mẹ và bé. Chỉ cần kiêng gió độc, hạn chế tiếp xúc với gió sớm sương mai hoặc gió khuya đêm lạnh là biện pháp cần thiết. Điều này giúp giảm nguy cơ mẹ bị trúng gió và cảm lạnh, đặc biệt là khi cơ thể vẫn đang trong quá trình phục hồi và yếu ớt. Việc phòng tránh cảm lạnh là quan trọng, vì mẹ bị cảm có thể lây nhiễm cho bé, điều này không tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
4.2 Có nên hơ than vùng kín – Nằm than sau sinh không ?
Việc nằm than hay hơ than vùng kín sau sinh là một quan niệm truyền thống được các bà – các mẹ lưu truyền từ thời xa xưa, với niềm tin rằng than có thể giúp khôi phục “cô bé” về trạng thái ban đầu. Nhiều người còn cho rằng phương pháp này có thể loại bỏ vi khuẩn, khử mùi, và giúp vùng kín trở nên se khít và hồng hào.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia, không nên thực hiện việc này. Đốt than sẽ tạo ra khí CO2 độc hại, đặc biệt khi mẹ ở trong không gian kín gió, có thể gây ngạt và ảnh hưởng phổi của cả mẹ và bé, ngoài ra còn có nguy cơ bị phỏng.
4.3 Ở cữ có được cắt móng tay không ?
Một trong những kiêng cữ sau sinh theo quan niệm dân gian là không được cắt móng tay móng chân. Với quan niệm cơ thể mẹ yếu ớt và dễ mệt, cắt móng vào buổi tối dễ bị vô hồn, mất ý thức. Việc này là không có căn cứ khoa học và không được bác sĩ khuyến khích.
Trong móng là nơi tích tụ vi khuẩn, khi tiếp xúc với trẻ hoặc các vật dụng dễ làm bé bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra để móng dài có nguy cơ làm bé đau trong quá trình chăm sóc.
4.4 Ở cữ có được đánh răng không ?
Nhiều mẹ được dặn là không đánh răng trong tháng ở cữ vì răng sẽ yếu, rụng răng và gây ê buốt. Việc này là hoàn toàn sai lầm, việc kiêng đánh răng và tắm gội chỉ làm tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập, gây các bệnh nhiễm trùng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây hại đến em bé khi mẹ hôn hay ôm ấp.
Vấn đề về răng miệng mà các bà mẹ thường gặp sau sinh, như ê buốt, nha chu, chảy máu chân răng và sưng nướu, không phải xuất phát từ việc không đánh răng ngay sau sinh mà là do những nguyên nhân khác nhau như thay đổi nội tiết tố sau sinh, thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc thiếu vệ sinh răng miệng do nôn mửa trong giai đoạn nghén. Việc tăng cường dinh dưỡng sau sinh không kèm theo việc chăm sóc vệ sinh răng miệng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, gây yếu răng.
4.5 Tại sao người nước ngoài không ở cữ sau sinh ?
Người phương Tây không tuân theo nghi thức ở cữ sau sinh như người Việt Nam vì sự phát triển của y học hiện đại giúp phụ nữ hồi phục nhanh chóng và an toàn hơn. Họ cũng có nhiều cơ hội nghỉ ngơi và được chăm sóc tốt hơn nhờ chế độ bảo hiểm y tế và phúc lợi xã hội. Quan niệm cởi mở và hiện đại khiến họ không quá gò bó vào các quy tắc kiêng cữ truyền thống, thay vào đó, họ được khuyến khích ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và duy trì hoạt động thể chất để giữ sức khỏe. Quan trọng nhất là phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi và chăm sóc tốt để hồi phục sức khỏe và bắt đầu cuộc sống mới với con yêu.
Qua bài viết trên chắc mẹ đã biết có cần kiêng cữ sau sinh hay không rồi đúng không. Giai đoạn này không chỉ quan trọng để phục hồi sức khỏe sau quá trình vượt cạn mà còn để tránh những tác động tiêu cực đến tương lai. Hãy duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách, mẹ nhé!
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/o-cu-co-duoc-nam-quat-khong-60791.html
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất