Trẻ chậm biết đi so với bạn bè cùng trang lứa là hiện tượng hết sức phổ biến nhưng luôn khiến các bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm biết đi ở trẻ nhỏ? Làm cách nào để khắc phục hiện tượng này? Bố mẹ hãy cùng Zaracos tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
1. Dấu hiệu trẻ chậm biết đi có thể bố mẹ chưa biết
Trên thực tế, bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng đều mong muốn bé yêu phát triển bình thường và lớn lên mạnh khoẻ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chức năng vận động của bé có thể kém phát triển, dẫn đến hiện tượng trẻ chậm biết đi.
Trẻ chậm biết đi là một hiện tượng thường gặp
Theo các chuyên gia, bé sẽ bắt đầu tập đi và biết đi thành thạo trong khoảng thời gian từ 10 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi. Trong đó, đa số các bé có thể tự đi một mình khi được 12 – 14 tháng tuổi, đây là cột mốc phổ biến nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé hơn 18 tháng tuổi chưa biết đi và vẫn cần đến sự hỗ trợ của người thân. Dấu hiệu này cảnh báo bé chậm biết đi.
2. Tiết lộ những nguyên nhân cơ bản khiến trẻ chậm biết đi
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm biết đi là do thiếu canxi. Nhưng trên thực tế, tình trạng này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như:
2.1. Sinh non
Khi sinh non, hệ vận động của bé chưa phát triển hoàn thiện, cơ xương khớp yếu ớt hơn những bé sinh đủ ngày đủ tháng. Do đó, những bé thuộc nhóm này thường gặp khó khăn trong việc tập đứng và tập đi.
2.2. Chế độ dinh dưỡng và cân nặng không đạt chuẩn
Trẻ chậm biết đi có phải thiếu canxi hay không ? Các bé có chế độ ăn uống không đầy đủ dễ bị suy dinh dưỡng, tay chân teo nhỏ, thiếu canxi và vitamin D, từ đó gây nên hiện tượng chậm biết đi do sức khoẻ cơ và xương giảm sút nghiêm trọng. Mặc khác, những bé bị thừa nhiều cân cũng ảnh hưởng đến việc tập đi, vì lúc này trọng lượng cơ thể sẽ gây áp lực lên cơ chân, khiến bé khó di chuyển linh hoạt.
2.3. Dị tật ở xương chân
Khi cơ xương khớp bị yếu, khả năng vận động của bé sẽ giảm sút đáng kể khiến bé không thể biết đi như bạn bè đồng trang lứa. Hiện nay, các bệnh lý phổ biến liên quan đến cơ xương khớp xuất hiện rất nhiều, có thể kể đến như loạn dưỡng cơ, teo cơ, yếu cơ, biến dạng xương cẳng chân…
2.4. Bệnh lý
Những bé bị bại não, viêm màng não, não úng thuỷ, mắc hội chứng Down, tim bẩm sinh, teo đường mật… thường giữ thăng bằng rất kém, cơ và xương không đủ sức khỏe để tập đi. Đây chính là lý do khiến những bé bị bệnh thường biết đi thành thạo rất muộn hoặc thậm chí không biết đi.
2.5 Trẻ chậm đi do tính cách của trẻ
Một số trẻ có tính cách ít năng động hơn so với bạn cùng tuổi. Dù đã có khả năng đi lại, những trẻ này thường ưa thích nằm và chơi một mình, không thích tương tác xã hội. Điều này cũng có thể là một trong những yếu tố góp phần khiến trẻ phát triển khả năng đi chậm hơn, điều mà bố mẹ cần chú ý đến.
2.6 Do di truyền từ ba hoặc mẹ
Nếu ba hoặc mẹ từng trải qua giai đoạn chậm đi khi còn nhỏ, có khả năng rằng điều này có thể được truyền lại cho con. Một trường hợp khác của trẻ chậm đi bẩm sinh có thể do tâm lý của bé, như nhút nhát, hoặc đã từng tập đi và bị té trước đó gây tâm lý sợ ngã và bị đau. Điều này có thể làm kéo dài quá trình tập đi của bé, nhưng bố mẹ không cần lo lắng, vì trẻ vẫn có thể phát triển đầy đủ các kỹ năng quan trọng khác trong tương lai. ( Nguồn: Trung tâm phục hồi chức năng Vina Health )
Xem thêm:
- [Xem ngay] 10 Mẹo cho bé nhanh biết đi
- Trẻ mấy tháng biết đứng – Có nên tập đứng sớm không ?
- Hướng dẫn mẹ tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
3. Bé chậm biết đi có thực sự đáng lo ngại hay không?
Nếu không liên quan đến vấn đề bệnh lý, hiện tượng bé chậm biết đi không đáng lo ngại, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nhé!
Hiện tượng trẻ chậm biết đi không đáng lo ngại nếu không liên quan đến bệnh lý
Mặc dù bé chưa biết đi thành thạo nhưng vẫn có thể tự đứng lên, cầm nắm đồ vật chính xác, khả năng nhận thức đầy đủ, kỹ năng ngôn ngữ tốt, chứng tỏ bé đang phát triển bình thường. Lúc này, bố mẹ chỉ cần hỗ trợ bé tập đi và lưu ý đến vấn đề dinh dưỡng, sau một thời gian bé sẽ tự đi thành thạo.
Trong trường hợp bé được một tuổi nhưng chưa thể tự đứng, sau 18 tháng chưa tự đi, đồng thời xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chân yếu, đi khập khiễng, bắp chân không đều…, bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
4. Bí kíp khắc phục tình trạng chậm biết đi ở trẻ
Sau đây là một số giải pháp có thể hỗ trợ bé vận động linh hoạt và nhanh nhẹn hơn, từ đó khắc phục được tình trạng chậm biết đi. Bố mẹ hãy kéo xuống để “cập nhật” ngay nhé!
- Trẻ chậm đi nên bổ sung gì? Bé cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là các chất giúp xương chắc khỏe như sắt, selen, canxi, kẽm, vitamin D3…
Bé cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn tập đi
- Mỗi ngày, bố mẹ hãy massage tay chân cho bé từ 3 – 5 lần để kích thích tay chân bé co duỗi liên tục, tăng khả năng phản xạ và sức mạnh gân cốt, nhờ đó bé sẽ biết đi nhanh hơn.
- Bố mẹ hãy cho bé tự ngồi chơi trên sàn nhà rộng, sau đó đặt đồ chơi xa tầm tay của bé. Để lấy được món đồ này, bé cần dùng tay, bò, trườn đến vị trí mong muốn, dần dần khả năng vận động của bé sẽ phát triển ổn định. Tuy nhiên, bố mẹ không nên đặt món đồ quá xa khiến bé dễ chán nản và nhanh chóng bỏ cuộc.
- Thiết lập không gian tập đi an toàn cho bé bằng cách bố trí thêm các vật dụng hỗ trợ như tay vịn trên tường, thành giường, thành bàn ghế… Cách này sẽ giúp bé tự tin hơn và dễ giữ được thăng bằng khi tập đi.
- Sử dụng xe tập đi 3 trong 1 cho bé để hỗ trợ bé vận động một cách an toàn và hiệu quả. Bố mẹ có thể lựa chọn các dòng sản phẩm được yêu thích hàng đầu hiện nay như xe tập đi đa năng, xe tập đi bập bênh, xe tập đi thông minh, xe tập đi dạng tròn, xe tập đi con gà…
Xe cho bé tập đi Zaracos là trợ thủ đắc lực của bé trong quá trình tập đi
Xem thêm:
- [Giải đáp] Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được
- Nên mua xe tập đi loại nào cho bé – Ưu nhược từng loại
Tóm lại, bố mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ chậm biết đi mà hãy thật bình tĩnh và nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp để khắc phục hiện tượng này.
Ngoài ra, để giúp bé biết đi nhanh hơn, bố mẹ có thể tìm hiểu dòng xe tập đi Zaracos – người bạn đồng hành trong những bước đi đầu đời của trẻ.
Xe tập đi thương hiệu Zaracos – Sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế tinh tế và an toàn. Với bánh xe quay 360 độ và hệ thống phanh đôi, cho phép bé dễ dàng khám phá thế giới xung quanh mình mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Bên cạnh đó, xe còn tích hợp một bàn đồ chơi đa năng có thể tháo rời thành bàn ăn và một vải đệm thoáng khí, giúp mẹ cho bé ăn dặm dễ dàng hơn.
Với chế độ bảo hành 3 năm sản phẩm, cùng mức giá hợp lý chắc chắn sẽ làm ba mẹ hài lòng khi sử dụng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất