
Bà bầu có nên ăn ổi trong 3 tháng đầu ? Đây hẳn là băn khoăn của rất nhiều mẹ khi bước vào giai đoạn nhạy cảm nhất của thai kỳ. Quả ổi với hương vị ngọt thanh, giòn mát, lại chứa nhiều vitamin nên được nhiều người yêu thích, nhưng liệu có thực sự an toàn và phù hợp cho các mẹ trong tam cá nguyệt đầu tiên ?
1. Bà bầu có nên ăn ổi trong 3 tháng đầu ?
Theo nghiên cứu, trong mỗi 100g ổi sẽ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như:
- Chất xơ (5.5g): Hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, giúp mẹ giảm nguy cơ táo bón thai kỳ.
- Canxi (17mg): Cần thiết cho sự phát triển xương của bé, giúp mẹ phòng tránh chuột rút, đồng thời hạn chế nguy cơ dị dạng xương khi bé hình thành các ngón tay, ngón chân vào tuần thứ 7.
- Vitamin C (228.3mg): Tăng cường hệ miễn dịch, giúp mẹ tránh cảm cúm, nhiễm trùng và tăng khả năng hấp thụ sắt lên đến 20%, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.
- Các nguyên tố vi lượng (Photpho, magie, natri): Duy trì chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
- Vitamin nhóm B (B6, B12) và Axit folic (Vitamin B9): Đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Mặc dù ổi được đánh giá là loại trái cây lành tính, an toàn cho hầu hết các đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần ăn ổi đúng cách và vừa đủ:

- Chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều vì có thể gây đầy hơi, táo bón do hàm lượng tanin trong ổi cao, làm chậm quá trình tiêu hóa.
- Tránh ăn ổi quá nhiều hoặc ăn cả vỏ vì điều này có thể làm tăng lượng đường huyết, làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
- Ăn quá nhiều ổi, đặc biệt ăn cả hạt, có thể gây kích thích dạ dày, làm nghiêm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa như đau dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích, vốn rất phổ biến trong thai kỳ.
- Luôn rửa sạch ổi trước khi ăn để tránh nhiễm các vi khuẩn gây hại như Salmonella, E.coli và Listeria, có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
2. Mách mẹ bầu cách ăn ổi đúng chuẩn trong thai kỳ
Để ăn ổi vừa ngon miệng, vừa an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu hãy lưu ý những điểm sau:
- Chọn ổi chín: Tránh các quả ổi xanh, non để hạn chế nguy cơ táo bón và khó tiêu.
- Rửa sạch kỹ càng: Rửa thật sạch hoặc tốt nhất nên gọt vỏ nếu không chắc chắn về nguồn gốc, chất lượng quả ổi. Chỉ ăn cả vỏ khi đảm bảo quả sạch và an toàn.
- Loại bỏ hạt: Khi ăn, nên nhai kỹ và loại bỏ hạt ổi để tránh gây áp lực lên dạ dày, ngăn ngừa đau bụng hoặc đầy hơi.
- Ăn lượng vừa phải: Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 100g ổi. Nếu muốn ăn thêm, hãy chờ cách ít nhất 2 tiếng để hệ tiêu hóa không bị quá tải.
- Ưu tiên quả tươi: Chọn những quả ổi còn tươi ngon, không bị dập, nát hoặc hư thối.
- Uống nước ép ổi: Nếu gặp các vấn đề về dạ dày hoặc lo ngại ăn ổi gây khó chịu, mẹ bầu có thể lựa chọn uống nước ép để dễ tiêu hóa hơn.
3. Bí quyết chọn ổi tươi ngon và bảo quản đúng cách
Không phải ai cũng biết cách chọn được những quả ổi tươi, giòn, ngọt và bảo quản sao cho ổi giữ được độ ngon lâu nhất. Hãy cùng tham khảo vài bí quyết đơn giản dưới đây nhé!
Cách chọn ổi tươi ngon
- Quan sát màu sắc và hình dáng: Nên chọn những quả ổi có màu xanh nhạt, hơi ngả vàng – đây thường là dấu hiệu của ổi vừa chín tới, ăn sẽ ngọt và không quá chát. Tránh chọn quả bị méo, rạn nứt hay có dấu hiệu sâu, thâm dập.
- Cảm nhận bằng tay: Khi cầm quả ổi lên, nếu thấy nặng tay, chắc và cứng đều, đó là quả ổi tươi, nhiều nước và còn giòn. Ngược lại, nếu quả nhẹ, vỏ mềm nhũn hoặc ấn vào thấy lõm – rất có thể ổi đã chín quá, bị xốp hoặc đã để lâu.
- Rốn quả ổi: Một mẹo nhỏ là hãy nhìn phần “rốn” ở đáy quả. Nếu rốn mở rộng, đó thường là dấu hiệu quả ổi đã chín, thơm và dễ ăn.
- Chọn theo khẩu vị: Nếu bạn thích vị chua nhẹ và giòn thì có thể chọn ổi xanh hơn một chút. Còn nếu muốn ăn ngọt và mềm hơn thì nên chọn ổi vừa chín tới. Tuy nhiên, ổi quá xanh thường sẽ chát và khó tiêu, nên cần cân nhắc nhé!
Để đảm bảo vệ sinh an toàn, sau khi mua về, nên ngâm ổi trong nước muối loãng khoảng 15–20 phút. Sau đó, rửa lại bằng nước sạch và gọt vỏ trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (nếu có).
Cách bảo quản ổi tươi lâu
Nếu không ăn hết, bạn có thể cho ổi vào túi giấy hoặc túi zip, để ngăn mát tủ lạnh. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng ổi vẫn sẽ tiếp tục chín trong tủ. Vì thế, để thưởng thức được độ giòn ngọt ngon nhất, nên dùng ổi trong vòng 1–2 ngày sau khi mua. Ổi để lâu sẽ mất dần độ giòn, dễ bị xốp và mềm. Nếu thấy dấu hiệu vỏ nhăn, mềm, hoặc có mùi lạ thì tốt nhất không nên sử dụng.
- Lỡ ăn 1 ít đu đủ xanh có sao không – Liệu có gây sảy thai ?
- 8+ Loại thực phẩm dễ sảy thai 3 tháng đầu mẹ cần lưu ý !
- Có bầu ăn dưa leo được không ? Gợi ý từ chuyên gia dinh dưỡng
Với những thông tin như trên bạn có thể hoàn toàn yêm tâm khi ăn ổi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên Tuy nhiên, không phải cứ tốt là có thể ăn thoải mái. Mẹ hãy chọn ổi chín vừa, rửa sạch kỹ và ăn với lượng hợp lý mỗi ngày để nhận được lợi ích tốt nhất mà không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất