flash-sale-icon-2
 
 
flash-sale-icon-2
Beige
Gray
Giá gốc là: ₫4,885,000.Giá hiện tại là: ₫3,185,000.
Brown
Gray
Giá gốc là: ₫2,885,000.Giá hiện tại là: ₫2,085,000.
Black
Gray
Giá gốc là: ₫3,625,000.Giá hiện tại là: ₫2,685,000.
Black
Gray
Green Khaki
Giá gốc là: ₫3,585,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
BeigeDova
Green
Pink
Giá gốc là: ₫3,285,000.Giá hiện tại là: ₫2,385,000.
Gray
Mint
Pink
Giá gốc là: ₫5,485,000.Giá hiện tại là: ₫3,685,000.
Black
Gray
Giá gốc là: ₫4,285,000.Giá hiện tại là: ₫2,885,000.

Điện thoại được xem như “vật bất ly thân” và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, khi mang thai, nhiều mẹ bầu bắt đầu lo lắng về tác động của sóng điện thoại và ánh sáng từ màn hình lên sức khỏe của thai nhi. Liệu việc mẹ bầu sử dụng điện thoại nhiều có sao không ? Cùng Zaracos khám phá những thông tin quan trọng để mẹ bầu có thể sử dụng điện thoại một cách an toàn, bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

1. Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không ?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc thường xuyên với bức xạ điện từ khi sử dụng điện thoại có thể tiềm ẩn một số rủi ro, đặc biệt khi sử dụng trong thời gian dài và ở khoảng cách gần. Trong thời kỳ mang thai, mọi thói quen và hành động của mẹ đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, và việc sử dụng điện thoại cũng không ngoại lệ. Sóng điện thoại, dưới dạng bức xạ điện từ, có khả năng tác động tiêu cực đến bé.

song-dien-thoai-anh-huong-toi-thai-nhi
Các nghiên cứu đã chứng minh sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi

Thứ nhất, nếu mẹ bầu sử dụng điện thoại thường xuyên trong ba tháng đầu thai kỳ, nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi có thể tăng lên. Các loại bức xạ như sóng điện thoại, tương tự như tia X, được cho là có thể gây hại cho thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn nhạy cảm đầu tiên này.

Thứ hai, việc lạm dụng điện thoại trong suốt thai kỳ có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ sau khi sinh. Trẻ có thể dễ bị mắc bệnh và có sức đề kháng yếu hơn so với những bé khác.

Mẹ bầu xem điện thoại nhiều có sao không ? Làm tăng nguy cơ thai nhi phát triển chứng tăng động giảm chú ý. Sự thay đổi cảm xúc liên tục của mẹ như buồn, vui, hưng phấn…. khi xem phim, lướt mạng xã hội hay đọc tin tức trên điện thoại có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của thai nhi, làm gia tăng khả năng mắc chứng này sau khi chào đời.

Vì vậy, mẹ bầu nên thận trọng khi sử dụng điện thoại để giảm thiểu những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.

https://tuoitre.vn/song-dien-thoai-anh-huong-den-em-be-1114393.htm

https://baophapluat.vn/luu-y-giup-me-bau-giam-bot-tac-hai-cua-buc-xa-dien-thoai-di-dong-post228148.html

2. Mách mẹ cách sử dụng điện thoại an toàn trong thai kỳ

2.1 Tránh để điện thoại gần đầu khi ngủ

Nhiều người thường có thói quen đặt điện thoại bên cạnh đầu hoặc dưới gối khi đi ngủ. Dù rằng các nghiên cứu cho thấy bức xạ từ điện thoại không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu điện thoại phát ra âm thanh hay báo thức trong lúc mẹ đang say giấc, điều này có thể khiến mẹ giật mình tỉnh dậy, dẫn đến căng thẳng và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Ngoài ra, khi điện thoại ở quá gần, mẹ bầu sẽ dễ dàng với tay lấy và sử dụng thường xuyên. Thay vì cố gắng ngủ, nhiều mẹ lại dành thời gian xem phim hay lướt web hàng giờ, với suy nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, thức khuya có thể gây hại cho hệ thần kinh, làm gián đoạn giấc ngủ và không tốt cho cả mẹ và bé.

2.2 Bà bầu để điện thoại gần bụng – Một sai lầm cần tránh

tranh-de-dien-thoai-gan-bung-anh-huong-den-thai-nhi
Để điện thoại gần bụng bầu ảnh hưởng đến thai nhi

Khi thai nhi đã được 4 tháng tuổi, bé có khả năng cảm nhận âm thanh và ánh sáng từ môi trường bên ngoài bụng mẹ. Nếu mẹ sử dụng điện thoại và âm thanh phát ra quá gần bụng, trẻ cũng có thể nghe thấy. Dù việc này diễn ra trong thời gian ngắn thì không sao, nhưng nếu mẹ thường xuyên để điện thoại gần bụng và nghe nhiều âm thanh khác nhau, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bé.

2.3 Giảm thiểu thời gian chơi game trên điện thoại

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường có nhiều thời gian rảnh và dễ bị cuốn vào việc chơi game hay chat chit trên điện thoại. Việc này có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, các mẹ nên hạn chế tối đa thời gian sử dụng điện thoại cho những hoạt động này. Mỗi lần sử dụng chỉ nên kéo dài không quá 30 phút, và cứ sau 10 phút thì nên nghỉ một chút.

2.4 Hạn chế các cuộc gọi lâu

Khi thực hiện cuộc gọi, điện thoại sẽ phát ra bức xạ điện từ với mức độ cao hơn so với khi sử dụng cho các mục đích khác như nhắn tin hay lướt web. Việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bức xạ này, đặc biệt là trong khoảng thời gian dài, có thể gây ra những tác động không mong muốn đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế thực hiện những cuộc gọi kéo dài. Nếu cần nói chuyện lâu, mẹ có thể sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài để giảm tiếp xúc trực tiếp với sóng điện thoại.

2.5 Điện thoại để chế độ máy bay có hại cho bà bầu không ?

me-bau-su-dung-dien-thoai-nhieu-co-sao-khong
Hạn chế dùng điện thoại nhiều khi mang thai

Trong những khoảng thời gian không cần liên lạc, mẹ bầu có thể chuyển điện thoại sang chế độ máy bay để giảm thiểu tác động của bức xạ. Khi bật chế độ này, các đường truyền không dây như sóng di động, Wi-Fi và Bluetooth sẽ bị ngắt, giúp giảm đáng kể lượng bức xạ phát ra từ thiết bị. Đây là cách hiệu quả để mẹ bầu bảo vệ sức khỏe, đặc biệt khi nghỉ ngơi hoặc ở gần bé yêu, mà vẫn giữ được tính năng sử dụng cơ bản của điện thoại.

Việc dùng điện thoại nhiều khi mang thai là điều mẹ bầu nên hạn chế. Tuy nhiên, bằng cách điều chỉnh thói quen như giảm thời gian các cuộc gọi dài, sử dụng tai nghe, và bật chế độ máy bay khi không cần thiết, mẹ bầu vẫn có thể tận dụng công nghệ mà không gây hại cho sức khỏe. Sự cẩn trọng và sử dụng hợp lý sẽ giúp bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình luận bài viết (0 bình luận)