Một trong những lo lắng của mẹ bầu tháng cuối đó là dấu hiệu chuyển dạ. Làm sao để phân biệt đau bụng thông thường với cơn đau sắp sinh để có thể đến bệnh viện kịp thời? Trong bài viết này, hãy cùng làm rõ về băn khoăn của các mẹ bầu về đau bụng đẻ như thế nào thì đi bệnh viện nhé!
1. Đau bụng đẻ như thế nào thì đi bệnh viện ?
Đây là câu hỏi được nhiều mẹ bầu đặt ra. Bởi lẽ, không ai muốn lên viện quá sớm hoặc quá muộn. Khi chưa chuyển dạ mà nhập viện sẽ gây mệt mỏi về sức khỏe, căng thẳng tâm lý cùng nguy cơ mổ lấy thai không cần thiết. Ngược lại, nhập viện quá trễ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vậy nên, mẹ bầu cần nắm những dấu hiệu chuyển dạ để biết được lúc nào nên đến bệnh viện.
Dưới đây là những dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu nên nắm:
1.1 Dấu hiệu chuyển dạ sớm:
- Trằn nặng bụng dưới: Đây là dấu hiệu thường xảy ra khoảng 2 tuần trước khi sinh do đầu em bé di chuyển xuống khung chậu, gây chèn ép bàng quang và khiến cho mẹ có cảm giác mắc tiểu thường xuyên.
- Nhớt hồng âm đạo: Mẹ sẽ nhìn thấy nhớt hồng xuất hiện trước khi hiện tượng chuyển dạ diễn ra hoặc sau khi khám âm đạo. Đây là chất nhầy tiết ra bởi tuyến nhầy cổ tử cung và nút lại ngay lỗ trong tử cung giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
1.2 Dấu hiệu chuyển dạ thật sự
Dau bụng đẻ như thế nào thì đi bệnh viện: Khi chuyển dạ thực sự, chị em sẽ thấy xuất hiện cơn gò tử cung kèm cảm giác đau. Cơn đau đẻ tùy theo từng sản phụ, có người thấy đau dữ dội nhưng cũng có người không cảm giác đau khi chuyển dạ. Thông thường, áp lực cơn co đạt 25-30 mmHg sản phụ sẽ thấy đau và cảm giác đau sẽ tăng dần theo thời gian. Cơn đau vùng bụng lúc này cũng xuất hiện theo cơn, kéo dài khoảng 15-20 giây sau đó có quãng nghỉ khoảng 3-5 phút, với điểm xuất phát đầu tiên thường là góc sừng phải của tử cung, quá trình này lặp lại đều đặn.
Khác với cơn đau bụng thông thường, cơn đau đẻ thực sự không thuyên giảm khi bạn thay đổi tư thế nằm, đi lại hay massage. Khi các cơn co thắt tử cung xảy ra cách nhau dưới 10 phút thì có nghĩa đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự.
Vỡ ối: Là tình trạng màng ối bao quanh bào thai bị vỡ, dịch ối chảy ra ngoài. Mẹ sẽ cảm nhận được có dịch nước chảy ra từ âm đạo, gây ướt quần và có mùi tanh nồng. Khi ối vỡ tử cung sẽ mở trọn 10cm và đầu thai nhi lọt xuống, kết hợp cơn co tử cung để đẩy thai nhi ra ngoài. Nếu có dấu hiệu này, mẹ cần đến bệnh viện ngay để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn.
Như vậy, khi có những dấu hiệu như trên, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện để được theo dõi và đánh giá bởi bác sĩ nhằm chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới.
>>> Xem ngay: Những giấy tờ cần mang theo khi đi sinh mà mẹ cần lưu ý
2. Những dấu hiệu cần đến bệnh viện ngay
Không đợi đến khi chuyển dạ, trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng cuối nếu có những dấu hiệu dưới đây thì mẹ bầu cần phải lập tức tới bệnh viện ngay.
- Ra máu âm đạo: Là dấu hiệu của các bất thường về rau, sinh non. Lượng máu càng nhiều thì mức độ nghiêm trọng sẽ càng tăng.
- Đau bất thường vùng tử cung, bụng dưới: Nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, mẹ cần đến bệnh viện ngay vì đó là dấu hiệu bất thường tại tử cung. Hoặc, nếu cơn co thành chu kỳ, không mất đi sau khi nghỉ ngơi thì mẹ cần đến bệnh viện vì đó có thể là dấu hiệu liên quan đến sinh sớm.
- Thai không cử động hoặc cử động ít hơn bình thường: Mẹ hãy chú ý đến những chuyển động của thai nhi và đếm số cử động trong vòng 1 giờ. Nếu số cử động thai dưới 10 trong vòng 2 giờ thì đó là dấu hiệu nguy hiểm và cần đến bệnh viện ngay.
- Các dấu hiệu đột ngột khác: Ngoài những dấu hiệu trên, mẹ nên đến bệnh viện ngay nếu sốt trên 38 độ, khó thở, ngất xỉu, đau đầu dữ dội, nôn mửa, rối loạn thị xác, đau ngực, co giật…
Có thể bạn quan tâm:
3. Cần chuẩn bị gì trước khi vượt cạn
Ngoài việc nắm rõ những dấu hiệu chuyển dạ, bố mẹ cũng nên biết cần chuẩn bị những gì trước khi vượt cạn.
3.1 Với bố
Khi thấy vợ đau đẻ chuyển dạ, các ông chồng nên bình tĩnh, theo dõi biểu hiện cũng như khả năng chịu đựng của vợ để có thể báo lại cho bác sĩ. Ngoài ra, bố cũng nên động viên, trấn an tinh thần và cùng mẹ bầu thực hiện một số động tác hỗ trợ giảm đau trong lúc chờ đến bệnh viện. Bố cũng nên nhớ chuẩn bị giấy tờ tùy thân, tiền mặt để giúp cho quá trình nhập viện nhanh chóng nhất.
3.2 Với mẹ
- Nên thả lỏng, tập trung thở để giảm bớt đau đớn, căng thẳng
- Nếu cơn đau đẻ vượt quá ngưỡng chịu đựng, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm phương pháp can thiệp y khoa như thuốc giảm đau, thuốc gây tê…
- Mẹ bầu nên nằm nghiêng hoặc ngồi thay cho tư thế nằm ngửa. Bởi, nằm ngửa sẽ làm chậm quá trình chuyển dạ, hạn chế tuần hoàn nhau thai.
- Tập trung vào điểm trung tâm nào đó để quên đi cơn đau đẻ như hình ảnh vui, đẹp…
Mẹ bầu nào rồi cũng sẽ phải trải qua những dấu hiệu chuyển dạ và cơn đau đẻ trước khi được gặp bé yêu. Thay vì lo lắng, mẹ nên nghỉ ngơi đầy đủ, áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học để có một sức khỏe tốt cho cuộc vượt cạn sau này. Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho mẹ và bé trước tháng cuối thai kỳ như đồ áo, nôi, bình sữa… để có thể yên tâm đi sinh.
Tin chắc rằng, dù cơn đau đẻ có khủng khiếp đến như thế nào thì chị em phụ nữ cũng sẽ mạnh mẽ vượt qua vì tình yêu dành cho thiên thần bé nhỏ. Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã nắm được đau bụng đẻ như thế nào thì đi bệnh viện. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh để vượt cạn thành công!
Thương hiệu Zaracos – đồ dùng cho bé cao cấp từ USA. Được hình thành từ năm 1990, với hơn 30 năm kinh nghiệm, chúng tôi không ngừng nghiên cứu và mang đến những sản phẩm tốt nhất cho mẹ và bé.
Những sản phẩm như xe đẩy, nôi cũi, ghế ngồi ô tô….Luôn đạt chất lượng và tiêu chuẩn an toàn, cùng chế độ bảo hành sản phẩm lên đến 3 năm, Zaracos mang đến sự tin tưởng và sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất