Dị tật cơ xương khớp bẩm sinh nếu không được điều trị kịp thời sẽ bỏ lỡ giai đoạn vàng phục hồi, gây hạn chế tầm vận động và ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài khiến trẻ tự ti. Phụ huynh nên sớm nhận biết 5 dị tật cơ xương khớp bẩm sinh thường gặp dưới đây để có biện pháp điều trị kịp thời, sớm phục hồi tầm vận động cho trẻ.
1. Vẹo cổ bẩm sinh
Vẹo cổ bẩm sinh xảy ra chủ yếu do xơ hóa cơ ức đòn chũm. Tình trạng này thường bắt nguồn từ tư thế thai nhi bị chèn ép trong tử cung, ví dụ như: thiếu nước ối, dây rốn quấn cổ hoặc ngôi thai không thuận. Ngoài ra, trong quá trình sinh, mạch máu của cơ ức đòn chũm có thể bị tổn thương gây hình thành cục máu đông. Khi cục máu này bị xơ hóa có thể dẫn đến co rút cơ và gây vẹo cổ.
Triệu chứng:
- Đầu trẻ nghiêng sang một bên trong khi cằm xoay về phía ngược lại.
- Sờ thấy khối cơ dày lên ở cổ, đặc biệt ở cơ ức đòn chũm.
- Bất đối xứng sọ mặt khiến đầu méo hoặc lệch mặt.
- Một số trường hợp nặng có thể dẫn đến lác mắt hoặc teo nửa mặt.
Phương pháp điều trị:
- Sử dụng nẹp cổ để nâng đỡ bên bị co rút.
- Thực hiện vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ.
- Điều chỉnh tư thế nằm của trẻ để giảm áp lực lên cơ.
2. Bàn chân khoèo bẩm sinh
Bàn chân khoèo bẩm sinh xảy ra khi gân và các mô nối giữa cơ và xương ở bàn chân của trẻ ngắn hơn bình thường. Tình trạng này có thể do di truyền hoặc ảnh hưởng từ môi trường trong tử cung như thiếu nước ối làm tăng áp lực lên chân thai nhi.
Triệu chứng điển hình:
- Cứng khớp mắt cá chân.
- Bàn chân quay vào trong.
- Cơ ở vùng cẳng chân yếu, teo.
Phương pháp điều trị:
- Sử dụng nẹp cố định/bó bột để nắn chỉnh chân.
- Vật lý trị liệu cải thiện chức năng bàn chân.
3. Bàn chân áp sinh lý
Tình trạng bàn chân áp sinh lý xảy ra là do tư thế của trẻ khi còn trong bụng mẹ, hai chân thường đan chéo và bàn chân áp sát nhau để phù hợp với không gian tử cung. Trường hợp này không phức tạp như bàn chân khoèo, bàn chân của trẻ có thể được nắn chỉnh về vị trí bình thường dễ dàng.
Triệu chứng điển hình: Nửa bàn chân trước và ngón cái áp vào bên trong.
Phương pháp điều trị:
- Dùng băng Kinesio dán bên ngoài da để kích thích cử động nhóm cơ mác.
- Vật lý trị liệu nắn chỉnh chân.
4. Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân phẳng không có hoặc có rất ít vòm, xảy ra khi các khớp nối lỏng lẻo và mỡ thừa giữa các xương bàn chân khiến vòm chân không được hình thành rõ ràng. Thông thường, tình trạng này dễ nhận biết nhất khi trẻ lên 3 tuổi.
Triệu chứng điển hình:
- Bàn chân của trẻ phẳng, lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt sàn khi đứng.
- Xuất hiện cơn đau ở gót chân khi trẻ vận động nhiều.
Phương pháp điều trị:
- Sử dụng lót giày chỉnh hình để nâng đỡ vòm bàn chân.
- Thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng chân.
- Dùng băng dán kinesio hỗ trợ quá trình tập bàn chân bẹt cho trẻ.
5. Bàn chân xoay trong do cẳng chân xoay trong
Bàn chân xoay trong do cẳng chân xoay trong là tình trạng chân của trẻ hướng vào trong khi đứng hoặc di chuyển khiến dáng đi bất thường. Nguyên nhân chính thường liên quan đến tư thế của thai nhi hoặc sự phát triển không cân đối của xương chày khiến cẳng chân xoay vào trong.
Triệu chứng điển hình:
- Các ngón chân xoay vào hướng giữa hai bàn chân.
- Dáng đi khập khiễng.
- Dễ vấp ngã khi di chuyển.
Phương pháp điều trị:
- Thực hiện các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ để cải thiện dáng chân.
- Dùng nẹp chỉnh hình điều chỉnh tư thế chân.
- Niềng chân hoặc nắn chỉnh xương để cải thiện độ xoay vào trong của chân.
Dị tật cơ xương khớp bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn tác động lớn đến thẩm mỹ, dễ khiến trẻ mất tự tin khi trưởng thành. Do đó, khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, phụ huynh nên đưa trẻ đến các phòng khám uy tín kiểm tra để có biện pháp điều trị kịp thời.
Quá trình phục hồi ở trẻ nhỏ đòi hỏi gia đình cần kiên nhẫn và đồng hành cùng các con để đạt hiệu quả tối ưu. Thấu hiểu điều đó, MYREHAB MATSUOKA luôn chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, biến hành trình điều trị trở thành trải nghiệm thoải mái giữa bé cùng gia đình.
Liên hệ với hotline 1900 3181 để được tư vấn chi tiết và cập nhật các thông tin y khoa được thực hiện bởi bác sĩ và chuyên gia MYREHAB MATSUOKA tại website https:/myrehab-matsuoka.com/ nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất