Bé mấy tháng biết ngồi – Tiết lộ tuyệt chiêu giúp bé sớm ngồi vững

Trẻ mấy tháng biết ngồi ? Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không là những thắc mắc được nhiều phụ huynh quan tâm trong hành trình nuôi con, nhằm mục đích nắm bắt được sự phát triển của bé cũng như tìm hiểu những phương pháp chăm sóc phù hợp. Để giải đáp được thắc mắc về thời điểm bé biết ngồi, đồng thời “bỏ túi” những bí quyết giúp bé ngồi vững sớm hơn, hãy kéo xuống để theo dõi những thông tin hữu ích trong bài viết trên của Zaracos nhé!

1. Trẻ mấy tháng biết ngồi – Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng !

Dấu hiệu bé tập ngồi như thế nào ? Chắc hẳn ba mẹ cũng rất tò mò về vấn đề này. Khi bé bước vào giai đoạn tập ngồi, bạn sẽ thấy bé thường xuyên lặp lại động tác ngẩng cao đầu. Thời điểm này, bé kiểm soát phần đầu rất tốt, có thể nâng đầu một cách dễ dàng, vừa tập bò vừa nâng cao thân mình.

be-may-thang-biet-ngoi-la-dieu-ba-me-quan-tam.png
Giai đoạn đầu mẹ nên tập cho bé ngồi ếch để làm quen

Bên cạnh đó, các bé còn thích lăn qua lăn lại, sau đó tự nâng thân mình lên. Nếu có sự hỗ trợ của người lớn, bé có thể giữ tư thế này trong một thời gian dài. Khi bé đã xuất hiện tất cả các dấu hiệu nói trên, cha mẹ hãy tập ngồi ếch cho bé – tức ngồi chống hai tay để đỡ phần thân. Trên thực tế, bé có thể làm quen tư thế này một cách nhanh chóng, sau đó dần bỏ hai tay đỡ để tự ngồi vững.

Vậy trẻ mấy tháng tập ngồi được ? Thông thường, bắt đầu từ thời điểm 4 – 6 tháng tuổi, bé bước vào giai đoạn tập ngồi khi đã nâng giữ đầu tốt. Tuy nhiên, lúc này bé chưa thể tự ngồi vững mà cần đến sự trợ giúp từ phụ huynh. Thời điểm 7 – 9 tháng tuổi, bé có thể ngồi vững một cách độc lập và nhanh chóng tập làm quen với những tư thế mới như đứng và đi. Nhìn chung, phần lớn các bé sẽ ngồi vững vào tháng thứ 9, bố mẹ hãy nhớ kỹ nhé!

2. Cho trẻ tập ngồi sớm có bị gù lưng không ?

Liệu việc cho trẻ tập ngồi sớm có thể gây gù lưng không? Đây là một câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm. Các chuyên gia y tế đã khẳng định rằng việc ép trẻ tập ngồi quá sớm có thể gây hậu quả đến lưng và xương cột sống của trẻ.

Lý do là phần lưng của trẻ ở giai đoạn sơ sinh và các tháng đầu sau khi sinh còn rất yếu và mềm. Khi trẻ phải chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể trong tư thế ngồi, có thể dẫn đến cong vẹo cột sống và gây ra tình trạng gù lưng ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, áp lực lớn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, làm cho trẻ có thể trở nên thấp bé trong tương lai.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, việc tập ngồi nên được thực hiện một cách cẩn thận. Thường thì, từ 1-4 tháng tuổi, cha mẹ nên cho trẻ nằm sấp hoặc ngồi trong khoảng thời gian ngắn, từ 5-10 phút, sau đó nghỉ. Thói quen này giúp phần lưng của trẻ phát triển mạnh mẽ hơn và tạo sự chuẩn bị cho việc tập ngồi từ tháng thứ 5 trở đi.

3. Những bí quyết giúp bé sớm ngồi vững có thể cha mẹ chưa biết

Trước khi tự mình ngồi vững, bé phải trải qua quá trình tập luyện lâu dài, nhất là tập làm quen với tư thế ngồi ếch. Để bé biết ngồi nhanh hơn, các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ bé bằng những cách sau đây:

  • Tập cho bé nằm sấp: Còn được gọi là phương pháp Tummy Time –  là cách giúp bé kiểm soát tốt phần đầu để tập tư thế ngồi đúng. Mẹ có thể hỗ trợ bé tăng cường phần cơ lưng và cơ cổ khi nằm sấp bằng việc đặt đồ chơi bé thích ngay trước mặt để bé nâng đầu lên. Động tác này cần được thực hiện nhiều lần cho đến khi bé tự nâng đầu cao hơn thân mình một cách dễ dàng.

tap-be-nam-sap-truoc-khi-bat-dau-tap-ngoi

Thành thạo tư thế nằm sấp và giữ vững phần đầu sẽ giúp bé nhanh chóng biết ngồi

  • Cho bé ngồi tựa vào mẹ: Cách này được thực hiện rất đơn giản. Mẹ hãy đặt bé ngồi vào lòng, lưng tựa vững vào người mẹ, chú ý không để lưng bé bị cong. Sau đó, mẹ cùng bé chơi đồ chơi, xem tranh, nghe nhạc…
  • Cho bé tập ngồi chơi trên sàn: Cùng với việc cho bé ngồi cố định trên các loại ghế tập ngồi, mẹ hãy để bé tập ngồi, tập bò, vui chơi trên không gian rộng như sàn nhà. Cách này sẽ mang đến cho bé sự thoải mái, tự do tập luyện các tư thế vận động và khám phá thế giới riêng của mình.
  • Tăng cường sức mạnh của phần cơ: Các cơ dẻo dai, khỏe mạnh sẽ giúp mọi vận động của bé diễn ra thuận lợi và dễ dàng. Mẹ hãy cùng bé chơi một vài trò chơi vận động đơn giản, giúp bé massage cơ thể, tập cho bé bò, lăn, nằm sấp thường xuyên… Những cách này sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình tập ngồi của bé mẹ nhé!
  • Sử dụng ghế tập ngồi: Việc sử dụng ghế hơi tập ngồi cho bé cũng là một giải pháp được nhiều mẹ lựa chọn, giúp bé duy trì tư thế ngồi đúng và cân bằng. Với thiết kế mềm mại và an toàn, còn giúp bảo vệ bé khỏi va chạm hay bị ngã.
Ghế hơi tập ngồi giá chỉ 139.000đ – Mua ngay tại đây !

4. Những dấu hiệu bất thường chứng tỏ bé biết ngồi muộn, xem ngay !

Mấy tháng bé biết ngồi được cho là muộn? Hay bé biết ngồi muộn thường xuất hiện những dấu hiệu bất thường nào? Các bậc phụ huynh hãy theo dõi kỹ lưỡng những thông tin quan trọng sau để sớm phát hiện điểm bất thường trong sự phát triển của bé nhé!

Thông thường, khi đến tháng thứ 9, nếu bé chưa biết ngồi thì mẹ nên đưa bé đi khám và tham khảo thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Trên thực tế, mỗi bé sẽ biết ngồi vào các thời điểm khác nhau, nhưng mốc 9 tháng được đánh giá là cột mốc phổ biến, nếu không đáp ứng được thì rất có thể bé bị chậm phát triển kỹ năng vận động.

be-9-thang-co-the-tu-ngoi
Trẻ mấy tháng biết ngồi ? Từ 9 tháng tuổi, bé đã có thể tự ngồi vững một mình mà không cần trợ giúp từ cha mẹ

Ngoài ra, bé chậm vận động còn xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau đây:

  • Cơ tay, chân bị mềm hoặc cứng hơn bình thường.
  • Các tư thế chuyển động của bé bị yếu, không thể nâng thân mình và giữ vững phần đầu.
  • Không linh hoạt trong việc thực hiện các động tác như với tay theo đồ vật, chỉ tay từ vị trí này qua vị trí khác, không đưa các đồ vật lên miệng…
Bé 9 tháng biết làm gì ? Các kĩ năng vận động ở trẻ 9 tháng

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được câu hỏi bé mấy tháng biết ngồi. Mong rằng, từ những thông tin cơ bản này, cha mẹ sẽ biết cách quan sát và hỗ trợ để bé ngồi vững một cách sớm nhất. Bên cạnh đó, nếu các bạn có nhu cầu mua các sản phẩm dành riêng cho bé từ giai đoạn biết ngồi như ghế ăn dặm, ghế rung cho bé… thì hãy liên hệ ngay với Zaracos theo hotline: 0901.322.106 để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Bình luận bài viết (0 bình luận)