[Cập nhật] Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mới nhất năm 2024

Ngay từ khi mới chào đời, trẻ sơ sinh cần được tiêm một số mũi vắc xin quan trọng để phòng ngừa những bệnh nguy hiểm do virus gây ra. Trong bài viết hôm nay, Zaracos sẽ cung cấp đến các bậc phụ huynh lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh được cập nhật mới nhất năm 2024. Bố mẹ hãy tham khảo ngay để không bỏ lỡ những mũi tiêm cần thiết của bé nhé!

1. Tìm hiểu tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho bé

Trước khi tham khảo lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh chi tiết, bố mẹ hãy cùng Zaracos tìm hiểu ý nghĩa quan trọng của việc tiêm phòng đối với sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của bé!

Giai đoạn đầu đời, sức đề kháng của bé thường rất yếu, đặc biệt đối với những bé sinh non, suy dinh dưỡng, biếng ăn, mắc bệnh lý nghiêm trọng… Hơn nữa, trong thời gian gần đây, tại Việt Nam và các nước trên thế giới, dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện tràn lan, đe dọa trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Chưa kể, y học hiện đại còn tồn tại những hạn chế nhất định, đặc biệt là chưa thể kiểm soát và điều trị được một số bệnh nguy hiểm do virus gây ra.

tiem-phong-cho-tre-so-sinh-giup-chong-lai-nhieu-benh
Tiêm phòng trong giai đoạn đầu đời giúp bé chống lại được rất nhiều bệnh nguy hiểm

Lúc này, sự có mặt của vắc xin giữ vai trò như “một tấm lá chắn bảo vệ” cơ thể của bé trước tác động của các loại virus, vi khuẩn. Vắc xin có vai trò tạo ra kháng nguyên, kích thích sự hình thành kháng thể thông qua hệ miễn dịch. Những kháng thể này nhận nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt các loại virus, qua đó bảo vệ sức khoẻ của bé trong trường hợp mầm bệnh này quay lại tấn công cơ thể.

2. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2024 chi tiết nhất

Để nắm rõ lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh hãy theo dõi bảng thông tin được tổng hợp ngay bên bên dưới:

Lịch tiêm chủng

Loại vắc xin

Phòng bệnh

Mới sinh BCG (Việt Nam) Phòng bệnh lao
Engerix B Bỉ) Phòng bệnh viêm gan B
2 tháng Infanrix Hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) – Vắc xin 6 trong 1 Phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan B và Hib
Pentaxim (Pháp)/ Infanrix + Hib (Bỉ) – Vắc xin 5 trong 1 Phòng bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và Hib
Rotarix (Bỉ)/ Rotateq (Mỹ) Phòng bệnh tiêu chảy do Rota virus
Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) Phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa do phế cầu và Hib không định type
6 tháng Vaxigrip Tetra (Pháp) Phòng bệnh cúm mùa
VA Mengoc B&C Phòng bệnh viêm màng não mô cầu type B, type C
9 tháng MVVac (Việt Nam) Phòng bệnh sởi
Imojev (Thái Lan) Phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Varilrix (Bỉ) Phòng bệnh thuỷ đậu
Menactra (Mỹ) Phòng bệnh viêm não mô cầu type A, C, Y, W – 135
12 tháng MMR – II (Mỹ) Sởi – Quai bị – Rubella
AVAXIM 80U (Pháp) Phòng bệnh viêm gan A
Twinrix (Bỉ) Phòng bệnh viêm gan A và B
Jevax (Việt Nam) Phòng bệnh viêm não Nhật Bản (trong trường hợp chưa tiêm vắc xin Imojev)
Varivax (Mỹ)/ Varicella (Hàn Quốc) Phòng bệnh thuỷ đậu (trong trường hợp chưa tiêm vắc xin Varilrix)

Lưu ý: Trên đây là lịch tiêm cho bé được tổng hợp đầy đủ nhất, bao gồm các mũi tiêm thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.

tiem-chung-day-du-giup-co-the-be-khoe-manh
Thực hiện đầy đủ các mũi tiêm chủng giúp cơ thể của bé được bảo vệ một cách tốt nhất

3. Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là công việc rất quan trọng, đòi hỏi bố mẹ phải theo dõi kỹ lưỡng thông tin và thực hiện đầy đủ các mũi tiêm. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý thêm những điểm cốt lõi sau đây:

  • Trước khi thực hiện các mũi tiêm chủng cho bé, bác sĩ sẽ khám sàng lọc trước tiêm. Lúc này, bố mẹ hãy cung cấp cho bác sĩ một số thông tin cần thiết như: tình hình sức khoẻ của bé trong thời gian gần đây, bé có đang dùng thuốc kháng sinh không, bé có bị dị ứng không… Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp với sức khoẻ của bé.
  • Bố mẹ cần giữ sổ tiêm chủng của bé để theo dõi lịch tiêm một cách dễ dàng và chính xác.
  • Sau khi thực hiện các mũi tiêm, bố mẹ hãy theo dõi bé 30 phút ngay tại nơi tiêm chủng và tiếp tục công việc này trong khoảng 2 – 3 ngày tại nhà.
  • Trong trường hợp bé bị sốt cao sau tiêm, bố mẹ hãy cho bé dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời không bôi thuốc hay sử dụng các mẹo dân gian tác động đến vết tiêm.
sot-la-hien-tuong-thuong-gap-sau-khi-chich-ngua-cho-be
Sốt là một trong những hiện tượng thường gặp sau tiêm
  • Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mẩn ngứa, tím tái, khó thở, co giật, sốt cao không hạ, quấy khóc kéo dài, không ăn uống… bố mẹ hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

4. Không tiêm phòng cho trẻ có sao không ?

Nếu trẻ không được tiêm phòng, hệ thống miễn dịch của họ có thể không đủ mạnh để chống lại các vi khuẩn, vi rút và chất gây ô nhiễm. Sau một thời gian, khả năng miễn dịch của trẻ có thể giảm sút, mở cửa cho các vi khuẩn và vi rút xâm nhập và gây bệnh. Điều này có thể làm cho trẻ dễ mắc bệnh hơn so với trẻ được tiêm phòng đầy đủ.

Ví dụ, trẻ em không được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi có thể dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm giác mạc, nhiễm trùng tai và viêm màng não. Tất cả đều là những bệnh nguy hiểm và có thể suy giảm miễn dịch của trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 9 tháng tuổi. Do đó, việc tiêm phòng đầy đủ giúp cơ thể sản xuất ra kháng thể, từ đó bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh tật nguy hiểm.

Ngoài ra, việc tiêm vacxin theo lịch trình đúng hẹn giúp kích thích hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh phát triển khả năng chống lại các bệnh. Khi tiêm trễ hoặc bỏ sót, hệ miễn dịch của bé không nhận được sự kích thích cần thiết, làm cho khả năng bảo vệ trước các bệnh bị giảm sút.

Xem thêm:

5. Bé chích ngừa bị sốt phải làm sao ?

Việc trẻ bị sốt sau khi tiêm là một phản ứng bình thường và tự nhiên, vì vậy ba mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Tùy vào cơ địa từng trẻ sẽ có những trường hợp sốt khác nhau, thông thường sẽ bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi tiêm với các biểu hiện như: sốt nhẹ từ 37,5 – 38,5 độ cùng các dấu hiệu quấy khóc, chán ăn, khó ngủ.

Một số trường hợp bé có thể bị đau, ửng đỏ hoặc nổi hạch u nhỏ không đau tại vết tiêm, các hiện tượng trên sẽ tự hết sau 2 – 3 ngày. Ba mẹ có thể áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ bằng việc chườm mát và lau người , uống nước nhiều, mặc quần áo thoáng, dùng thuốc hạ sốt.

be-chich-ngua-ve-bi-sot-phai-lam-sao
Trẻ sơ sinh chích ngừa bị sốt phải làm sao ?

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề tiêm phòng cũng như lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên nắm bắt kỹ lưỡng. Hy vọng những chia sẻ của Zaracos thực sự hữu ích, qua đó giúp các bậc phụ huynh chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của bé một cách tốt nhất. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của chúng tôi để “cập nhật” liên tục những kiến thức chăm sóc trẻ từ 0 – 3 tuổi nhé

Bình luận bài viết (0 bình luận)