Bé mấy tháng biết lật – Cần lưu ý gì trong giai đoạn này

Lật là một trong những kĩ năng vận động đầu tiên của trẻ, vậy bé mấy tháng biết lật, bé biết lật sớm có tốt không ? Cùng Zaracos tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. MẤY THÁNG TRẺ BIẾT LẬT

Có một câu thành ngữ rất phổ biến về sự phát triển của bé: “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi”. Lẫy và lật đều là từ để chỉ hành động từ nằm ngửa sang nằm úp của bé. Điều này cho thấy, vào khoảng tháng thứ 3, bé sẽ biết lật.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều biết lật vào thời điểm này. Mỗi trẻ đều có mốc phát triển khác nhau, mặc dù không có sự chênh lệch lớn. Có nhiều bé sẽ lật được vào tháng thứ 4, và có những bé “trốn lẫy” tức là đến tầm tháng thứ 4 hoặc thứ 5 bé vẫn chưa lật cho đến khi tháng thứ 6 hoặc 7 bé lật và bò luôn.

Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng nếu con chưa lật. Miễn là bé vẫn ti sữa, tăng cân đều đặn và không có bất kỳ triệu chứng gì bất thường, mẹ hãy yên tâm chăm sóc bé nhé!

em-be-may-thang-biet-lat
Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật

2. CÁC DẤU HIỆU BÉ SẮP BIẾT LẬT MÀ MẸ CẦN BIẾT

Ba mẹ cần nhận biết các dấu hiệu cho thấy bé sắp biết lật, để có thể hỗ trợ bé phát triển nhanh chóng và cứng cáp hơn trong giai đoạn này.

  • Khi đặt bé nằm sấp, bé có thể ngẩng cao đầu mà không cần hỗ trợ và có thể chống khuỷu tay để nâng ngực lên, bé cũng thường cong lưng và đá chân giống như đang bơi trên cạn. Những dấu hiệu này cho thấy cơ lưng, cơ cổ và cơ tay của bé đã đủ mạnh mẽ để chuẩn bị cho việc lật.
  • Bé thích nằm nghiêng sang một bên, điều này cho thấy bé có ý thức về việc thay đổi tư thế nằm và muốn tập lật.
  • Bé mấy tháng biết lật – Khi đang chơi, bé thường muốn dịch chuyển cơ thể về phía đồ chơi hay vật thu hút sự chú ý của bé.
  • Khi bé nằm ngửa, bé thường đá chân lên trên và dùng tay để lấy bàn chân, cố gắng xoay hông sang một bên.
  • Mẹ có thể kiểm tra khả năng của bé bằng cách giữ bé ở tư thế đứng trên một mặt phẳng. Nếu bé có thể đạp bàn chân xuống bề mặt đó, chứng tỏ chân bé đã đủ cứng để hỗ trợ cho việc xoay hông.

dau-hieu-cho-thay-be-sap-biet-lat

Dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng lật

Bé lật có bị tức bụng không ?

Việc lật không gây tức bụng cho bé, khi lật các cơ bụng và cơ lưng sẽ được hoạt động và phát triển, việc này có thể giúp bé tăng cường cơ bắp và sự linh hoạt của cơ thể. Lưu ý là chỉ cho bé lật ở trên đệm phẳng và không để bé lật khi vừa uống sữa xong, vì có thể dẫn đến việc trẻ bị nôn trớ sữa ra ngoài.

Tummy Time – Thời gian nằm sấp có tác dụng như thế nào với bé

2. TRƯỜNG HỢP BÉ BIẾT LẬT SỚM CÓ TỐT KHÔNG ?

2.1 Giúp bé thông minh hơn

  • Trẻ biết lật sớm cho phép chúng quan sát thế giới từ nhiều góc độ khác nhau, điều này rất quan trọng để phát triển tầm nhìn của trẻ từ sớm. Trẻ có thể tương tác nhiều hơn với môi trường xung quanh và phát triển nhận thức nhanh hơn so với những bé chưa biết lật.
tre-biet-lat-som-co-tot-khong
Bé biết lật sớm có tốt không ? Câu trả lời là có mẹ nhé !

2.2 Phát triển các kĩ năng vận động

  • Bên cạnh đó, việc bé biết lật sớm giúp thực hiện nhiều hoạt động tốt hơn, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển kĩ năng vận động: khả năng nhanh chóng học cách đứng và đi. Đồng thời, trẻ biết lật sớm cũng giúp giảm nguy cơ bị méo đầu ở trẻ sơ sinh.

Như vậy có thể thấy, việc bé biết lật sớm không chỉ giúp phát triển các cơ một cách tự nhiên mà còn tăng cường khả năng nhận thức của bé. Do đó, mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Bé sẽ tự điều chỉnh và phát triển theo nhiều cách khác nhau, và việc lật sớm chỉ là một trong những bước đầu tiên của quá trình này. Hãy tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích và hãy tin tưởng vào quá trình tự nhiên của sự phát triển của bé nhé !

3. NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TRẺ CHẬM BIẾT LẬT

Dưới đây là bốn nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm biết lật, mời bố mẹ cùng tham khảo!

3.1 Do quần áo cản trở vận động của trẻ

  • Nhiều bà mẹ thường lo lắng rằng con của họ sẽ bị lạnh, do đó cho bé mặc quá nhiều quần áo. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra một yếu tố cản trở cho việc vận động của trẻ và làm chậm quá trình học lật. 

mac-do-bo-sat-lam-tre-kho-lat

Quần áo bó sát gây cản trở bé tập lật

3.2 Trọng lượng cơ thể vượt chuẩn

  • Mấy tháng bé biết lật – Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe thai sản đã khẳng định rằng cân nặng thai nhi không phải càng lớn thì bé sẽ khỏe mạnh hơn. Do đó, trong quá trình mang thai, các mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. 
  • Sau khi bé chào đời, việc theo dõi dinh dưỡng và trọng lượng của con rất quan trọng, cân nặng vượt chuẩn không chỉ khiến bé thao tác chậm mà còn tiềm ẩn nguy cơ về sức khỏe cho trẻ.

3.3 Trẻ thiếu Canxi

  • Một trong những lý do khiến trẻ chậm biết lật có thể là do thiếu hụt canxi trong cơ  thể, Canxi là một thành phần quan trọng giúp cơ và xương của trẻ phát triển mạnh mẽ.
  • Mẹ có thể bổ sung Canxi qua dinh dưỡng hoặc có thể hấp thụ canxi bằng việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Ánh nắng mặt trời chứa vitamin D, một yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, khi trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da sẽ tổng hợp vitamin D và giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thức ăn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý về thời gian tiếp xúc với ánh nắng và đảm bảo trẻ được bảo vệ khỏi tác động mạnh của ánh nắng mặt trời.

3.4 Trở ngại tâm lý

  • Đối với những trẻ đã bị ngã khi đang tập lật, điều này có thể gây ra cảm giác sợ hãi và làm cho trẻ không muốn tiếp tục thử lại. Trong trường hợp này, quan trọng là mẹ không nên thúc ép bé mà thay vào đó cần khích lệ và hỗ trợ con.

tro-ngai-tam-ly-khi-tap-lat

4. MÁCH MẸ 5 MẸO GIÚP CON TẬP LẬT DỄ DÀNG HƠN

Khi đã biết được bé mấy tháng biết lật, mẹ có thể tham khảo các mẹo sau để hỗ trợ con trong việc tập lật nhanh và dễ dàng hơn:

4.1 Thường xuyên chơi đùa cùng bé: Hãy tạo cơ hội để mẹ và bé có thời gian chơi đùa với nhau bằng cách sử dụng những đồ chơi an toàn mà bé thích, có màu sắc tươi sáng để thu hút sự chú ý của bé. Đặt những đồ chơi này ở ngoài tầm với của bé một chút, để bé phải tìm cách đến gần chúng. Bằng cách này, bé sẽ được khuyến khích và tự chủ trong việc lật.

4.2 Chơi đơn giản gần bé: Mẹ có thể nằm gần bé, tạo khoảng cách đủ để bé phải vươn người để tiếp cận mẹ. Bằng cách này, bé sẽ cố gắng di chuyển và lật cơ thể để đến bên mẹ, việc này cũng giúp cho sự gắn kết của cả mẹ và bé.

be-may-thang-biet-lat-1
Mẹo tập lật cho con an toàn – hiệu quả

4.3 Thay đổi tư thế nằm: Mẹ nên cho bé nằm sấp nhiều hơn, tư thế này sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu ở vùng bụng và kích thích bé rướn người ra sau để lật ngửa. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không để bé nằm trong tư thế này quá lâu vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện và có thể khiến bé bị nôn trớ.

4.4 Có nên để trẻ lật lâu hay không ? Nên tập lật cho trẻ không quá 20 phút/ ngày, khi trẻ vận động liên tục trong nhiều giờ, trẻ sẽ mệt và không chịu uống sữa. Vì vậy, mẹ nên phân chia thời gian luyện tập thành các đợt nhỏ, mỗi đợt chỉ nên kéo dài khoảng 2-3 phút. Điều này giúp trẻ không quá tải và tăng cường sự tập trung trong mỗi lần luyện tập.

4.5 Lựa chọn nơi bé nằm: Mẹ cần chú ý đến nơi bé nằm. Không nên đặt bé lên một mặt phẳng quá cứng vì điều này sẽ làm bé cảm thấy đau, nhưng cũng không nên chọn một mặt phẳng quá mềm vì đó có thể gây khó khăn cho bé khi cố gắng lật mình. Một mẹo của Zaracos là bạn nên sử dụng nôi cũi cho bé, sản phẩm này có thiết kế chỗ nằm rộng rãi và 4 thanh chắn cao bảo vệ an toàn cho trẻ khi tập lật.

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để giúp bé yêu ngủ ngon và an toàn thì không nên bỏ qua cũi gấp gọn cho bé thương hiệu Zaracos.

  • Thiết kế đa năng 3 tầng: Tầng nhà banh – Tầng nằm – Tầng giúp việc chăm sóc bé thuận tiện hơn.
  • Cùng khả năng gấp gọn và bánh xe tích hợp, giúp việc di chuyển nôi trở nên dễ dàng.
noi-cui-cho-be-chinh-hang-thuong-hieu-zaracos

5. NHỮNG LƯU Ý KHI TRẺ BIẾT LẬT 

5.1 Luôn quan sát bé

Bởi vì lúc này, trẻ có thể thay đổi tư thế và lật lẫy mà không cần báo trước. Một cú lật người bất ngờ có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc nếu mẹ không chú ý. Vì vậy, không nên để trẻ nằm một mình trên giường hoặc sofa.

Để tránh những nguy hiểm không đáng có, mẹ hãy để trẻ nằm trên giường hoặc sàn có không gian rộng rãi, bằng phẳng, đủ mềm mại và không quá cứng cáp. Mẹ cần hạn chế cho trẻ nằm ở những vị trí cao, không chắc chắn bởi có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm khi lật.

Làm sao cho bé không lật khi ngủ

5.2 Không cho trẻ lật khi vừa uống sữa

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, việc nằm sấp sau khi vừa bú no có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ và nguy cơ nôn trớ.

5.3 Không để gối, chăn, thú bông nhiều chỗ nằm bé

Khi đã biết lật, việc này sẽ mang đến niềm vui cho bé và thậm chí bé có thể lật suốt cả ngày và đêm. Vì vậy bạn cần cẩn thận với những vật dụng xung quanh bé, đặc biệt là chăn mền và khăn, vì chúng có thể quấn vào cổ ngực bé và gây khó thở.

Để tránh tình huống này, hãy giữ ít đồ vật xung quanh nôi em bé hoặc giường của bé nhất có thể. Khi ngủ, mẹ chỉ nên đắp chăn cho bé tới bụng, không nên đắp lên quá cao để hạn chế nguy cơ trẻ bị quấn vào khi lật.

[Cảnh báo] Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh khi ngủ – SIDS

5.3 Lựa chọn tã phù hợp cho trẻ

Quá trình lật có thể làm tã bị xô lệch, gây tràn tã và khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, việc chọn tã bỉm phù hợp là rất quan trọng.

Một loại tã bỉm mà trẻ nên sử dụng là loại mỏng nhẹ, giúp trẻ cử động và lật người dễ dàng hơn. Chúng không tạo cảm giác chèn ép hay gồ ghề khi trẻ nằm sấp trong thời gian dài. 

Kích thước của tã bỉm cũng cần được lựa chọn sao cho vừa vặn, có khả năng co giãn tốt và đặc biệt là có khả năng thấm hút và chống tràn hiệu quả, giúp trẻ thoải mái vận động.

Xem thêm:

Qua bài viết trên, chắc mẹ cũng đã giải đáp phần nào về việc trẻ mấy tháng biết lật cùng các dấu hiệu, cách hỗ trợ bé trong giai đoạn này rồi đúng không. Theo dõi Zaracos để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác về kinh nghiệm chăm con nhé !

 

Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.