[Cẩm nang mẹ bầu] Theo dõi bảng cân nặng của thai nhi qua các tuần

Một trong những lo lắng mà mẹ bầu thường gặp chính là cân nặng của thai nhi qua các tuần có đạt chuẩn hay không. Thai quá nhẹ cân hay tăng cân quá mức cũng tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường. Vậy nên, nắm được cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo tuần ngay khi còn ở trong bụng mẹ sẽ giúp mẹ có được chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. Cùng tìm hiểu bài viết này để biết được những thông tin hữu ích nhằm có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

1. Vì sao nên theo dõi cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo tuần

1.1 Giúp xác định sức khỏe của thai nhi

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần giúp xác định trọng lượng có phát triển tốt hay không. Nếu trọng lượng của thai nhi không phù hợp với tiêu chuẩn, có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nhất định và cần được kiểm tra bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

1.2 Giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu

Giúp đảm bảo sức khỏe cho thai nhi và mẹ, nhiều mẹ lo lắng bé sẽ không phát triển tốt nên thường quá tập trung vào việc bồi bổ, dẫn đến tăng cân không kiểm soát. Điều này có thể gây tác động nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi trong quá trình sinh, và cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

1.3 Các tiêu chí đánh giá bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi

Dưới đây là bảng cân nặng cũng như cách tính chiều dài thai nhi theo bệnh viện từ dũ mà mẹ có thể tham khảo:

Bảng cân nặng chuẩn thai nhi bệnh viện từ dũ

bang-chuan-can-nang-thai-nhi-cua-benh-vien-tu-du
Bảng cân nặng thai nhi bệnh viện từ dũ

2. Cách tính cân nặng của thai nhi

2.1 Tính trọng lượng thai nhi dựa vào bảng tiêu chuẩn

Việc tính cân nặng thai nhi dựa vào bảng cân nặng là một phương pháp phổ biến và tiện lợi. Dưới đây là cách thực hiện chi tiết:

Bước 1: Xác định tuần thai kỳ hiện tại: Đầu tiên, bạn cần biết tuần thai kỳ hiện tại của mình. Tuần thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Bước 2: Tra cứu bảng cân nặng: Tiếp theo, bạn sẽ tra cứu bảng cân nặng thai nhi phù hợp với tuần thai kỳ của mình. Có nhiều bảng cân nặng thai nhi được phát triển dựa trên dữ liệu thống kê từ nhiều nguồn và tổ chức y tế. Bạn có thể tìm thấy các bảng này trên sách, trang web y tế hoặc từ các chuyên gia y tế.

Bước 3: Xác định mức trung bình và phạm vi cân nặng: Trong bảng cân nặng, bạn sẽ thấy thông tin về mức trung bình và phạm vi cân nặng dự kiến cho tuần thai kỳ tương ứng. Thông thường, bảng cân nặng sẽ liệt kê các giá trị trung bình và phạm vi cân nặng tương ứng với từng tuần thai kỳ.

Bước 4: So sánh và đánh giá: Tiếp theo, bạn so sánh cân nặng của thai nhi của mình với các giá trị trung bình và phạm vi cân nặng từ bảng. Điều này giúp bạn đánh giá sự phát triển và tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Lưu ý rằng bảng cân nặng chỉ mang tính chất tham khảo và dựa trên dữ liệu thống kê do mỗi thai nhi và mẹ bầu đều có điều kiện sức khỏe và cơ địa riêng.

Làm thế nào để biết thai nhi khỏe mạnh mà không cần siêu âm ?

2.2 Tính trọng lượng thai nhi bằng cách đo vòng bụng

Các bà bầu cũng có thể ước tính cân nặng của thai nhi dựa trên chu vi vòng bụng với hai bước đơn giản.

Bước 1: Bà bầu sờ bụng để đo chiều cao tử cung và chu vi bụng của mình để ước tính tương đối.

Bước 2: Áp dụng công thức sau để tính cân nặng của thai nhi:

Trọng lượng thai nhi (g) = [(chiều cao tử cung (cm) + chu vi bụng (cm)] x 100 / 4

Trong đó:

  • Chiều cao tử cung (cm): Khoảng cách từ mu đến đáy tử cung.
  • Chu vi bụng (cm): Đo ở điểm phình nhất, thường là qua rốn.

Kết quả ước tính trọng lượng thai nhi dựa trên chu vi vòng bụng chỉ mang tính chất tham khảo, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

> > > Xem ngay : Điểm danh những app theo dõi thai kỳ được mẹ bầu tin tưởng nhất

can-nang-thai-nhi-qua-cac-tuan-se-khac-nhau

Cân nặng thai nhi qua các tuần sẽ khác nhau 

2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng của thai nhi

Ngoài việc theo dõi trọng lượng của thai nhi theo tiêu chuẩn của bảng, các yếu tố sau cũng ảnh hưởng đến trọng lượng thai:

  • Giới tính thai nhi: Đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến cân nặng của thai nhi. Cân nặng của các bé trai và bé gái sẽ chênh lệch khá rõ ràng. Đa phần, cân nặng thai nhi bé trai sẽ nhỉnh hơn bé gái ở cùng tuần tuổi.
  • Yếu tố di truyền:Theo yếu tố di truyền, thai nhi sẽ cao cân nặng và vóc dáng nhỏ tương đồng so với bố mẹ. Thông thường nếu mẹ to cao thì trọng lượng thai nhi cũng sẽ nặng hơn bình thường.
  • Số lượng thai nhi: Nếu mẹ mang thai đôi, trọng lượng của mỗi thai nhi có thể nhỏ hơn so với tiêu chuẩn.
  • Chất lượng dinh dưỡng của mẹ: Khi mẹ ăn đủ dinh dưỡng, cơ thể của mẹ có đủ chất để hỗ trợ sự phát triển cho thai nhi.
  • Sức khỏe của mẹ bầu: Sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ có tình trạng béo phì hay mắc các bệnh lý như tiểu đường có thể khiến thai có trọng lượng lớn hơn bình thường. Vì thế, mẹ nên hạn chế nguy cơ béo phì, tránh bổ sung quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột và đừng quên khám thai định kỳ để phát hiện sớm và có phương pháp phòng ngừa phù hợp.
  • Co so hay con dạ: Thông thường, con thứ thường lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa hai lần sinh quá gần nhau, con thứ cũng có thể bị nhẹ cân.
can-nang-thai-nhi-anh-huong-boi-nhieu-yeu-to
Cân nặng thai nhi bé gái thường nhỏ hơn bé trai

Vì vậy, ngoài việc theo dõi trọng lượng của thai nhi, các mẹ cũng nên chú ý đến những yếu tố khác để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mình. Zaracos khuyến cáo bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn về việc sử dụng bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi một cách chính xác nhất.

2.3 Trọng lượng của mẹ có ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi không ? 

Theo khuyến nghị, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên tăng trọng lượng khoảng 10-12 kg và đối với những trường hợp mang đa thai, trọng lượng tăng thêm khoảng 16-20 kg. Tuy nhiên, việc tăng cân quá mức có thể gây tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, khiến thai quá lớn và có nguy cơ phải sinh mổ. Ngược lại, tăng cân quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và dễ dẫn đến sinh non.

Vì vậy, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để cân nặng thai nhi phát triển bình thường và đảm bảo việc sinh con dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ bầu nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tốc độ tăng cân nên giới hạn không quá 1,5-2kg. Tuy nhiên, nếu bác sĩ cho rằng bạn đang thiếu cân, bạn có thể tăng thêm khoảng 2kg. Đối với trường hợp thừa cân, trong giai đoạn này, bạn không cần tăng cân hoặc chỉ nên tăng tối đa không quá 1kg.

Từ tuần thứ 14 đến 28 của thai kỳ, mỗi tuần mẹ bầu có thể tăng khoảng 0,5kg, tuy nhiên, đối với những trường hợp thừa cân, tốc độ tăng cân chỉ nên giới hạn khoảng 0,2-0,3kg/tuần.

Xem thêm:

3. Thai quá nhỏ hoặc quá lớn có nguy hiểm hay không?

Mặc dù bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi chỉ mang tính chất tham khảo nhưng cũng có nhiều trường hợp thai nhi phát triển vượt mức hoặc thấp hơn tiêu chuẩn và cảnh báo một số nguy cơ. 

3.1 Thai nhi phát triển hơn so với tiêu chuẩn

Việc cân nặng thai nhi vượt chuẩn có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường, béo phì khi sinh ra. Ngoài ra, khi thai nhi quá lớn còn gây khó khăn cho mẹ khi chuyển dạ, dễ bị ngạt khi sinh. Trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân cụ thể bằng một số xét nghiệm.

3.2 Thai kém phát triển hơn so với tuổi thai

Thai nhi quá bé sẽ khiến trẻ sinh ra bị gầy yếu, suy dinh dưỡng, đề kháng kém và dễ mắc bệnh. Tương tự như trường hợp trên, bác sĩ cũng sẽ làm một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. 

sieu-am-de-nam-bat-can-nang-thai-nhi-theo-tuan

Thai nhi quá to hoặc quá nhỏ cũng đều có nguy cơ khác nhau

4. Mẹ bầu cần làm gì để thai nhi phát triển đạt tiêu chuẩn ?

Có một số bước mẹ bầu có thể làm để giúp đạt tiêu chuẩn cân nặng cho thai nhi:

  • Không nên bồi bổ quá mức vì cho rằng “mẹ bầu ăn cho hai người”. Hãy ăn uống điều độ và bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, chẳng hạn như các loại rau xanh, đỗ, các loại hoa quả, và thịt tươi.
  • Kiểm soát tốt cân nặng khi mang thai. 
  • Nên thăm khám, siêu âm và sàng lọc định kỳ để nắm rõ quá trình phát triển của thai nhi ở từng giai đoạn.
  • Mẹ nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, vận động hợp lý và luôn giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress

Trên đây là tất tần tật những thông tin mà Zaracos việc sử dụng bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi qua các tuần tuổi. Theo dõi cân nặng thai nhi rất quan trọng để giúp mẹ an tâm và nắm rõ quá trình phát triển của con. Từ đó, mẹ sẽ có được chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để thai nhi có cân nặng đạt chuẩn, sinh ra khỏe mạnh, tránh biến chứng nguy hiểm trong quá trình sinh nở. Mẹ đừng quên chia sẻ thông tin hữu ích trong hành trình mang thai này đến với nhiều mẹ bầu khác để cùng có một thai kỳ vui, khỏe nhé!

Zaracos – Thương hiệu đồ dùng cho bé cao cấp từ USA. Được hình thành từ năm 1990, với hơn 30 năm kinh nghiệm, chúng tôi không ngừng nghiên cứu và mang đến những sản phẩm tốt nhất cho mẹ và bé.

Những sản phẩm như xe đẩy, nôi cũi, ghế ngồi ô tô….Luôn đạt chất lượng và tiêu chuẩn an toàn, cùng chế độ bảo hành sản phẩm lên đến 3 năm, Zaracos mang đến sự tin tưởng và sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

loi-ich-cua-xe-day-gap-gon-du-lich
Bình luận bài viết (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.