Kinh Nghiệm Cho Bé Tập Ăn Dặm Mà Mẹ Cần Phải Biết

Bé tập ăn dặm là bước đánh dấu quan trọng trong sự phát triển của con. Giai đoạn này có ảnh hưởng tới sự phát triển về trí tuệ, thể chất, sức khỏe…..Vì vậy, ba mẹ cần phải tìm hiểu thêm về cách thức cũng như những lưu ý trong quá trình cho trẻ ăn dặm.

Vậy, ăn dặm cho bé như thế nào là đúng? Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng trong bài này nhé

1. Nên cho trẻ ăn dặm khi nào ? Mấy tháng ăn dặm là tốt nhất ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé tập ăn dặm quá sớm có thể ảnh hưởng tới dạ dày vì chưa thể tiêu hóa được các loại thức ăn đặc hơn sữa mẹ, ngoài ra còn ảnh hưởng đến vị giác.

Ngược lại, nếu trẻ ăn dặm quá muộn thì lại gây ra tình trạng rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm chậm phát triển. Tệ nhất là bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ năng lượng trong ngày.

Vì vậy thời điểm tốt nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 – 7 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ hoạt động nhiều hơn khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Vì vậy sữa mẹ không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nữa, mẹ cần cho bé bổ sung năng lượng từ việc ăn dặm.

2. 6 dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng để làm quen với thức ăn như :

  • Trẻ đủ hoặc trên 6 tháng tuổi.
  • Trẻ có thể ngồi vững .
  • Tay có thể cầm nắm, đưa thức ăn vào miệng.
  • Tò mò với việc nhìn mọi người ăn và có dấu hiệu nhai theo.
  • Bé có vẻ bị đói dù đã bú mẹ.
  • Lưỡi không còn phẩn xạ đẩy ra khi đưa vật lạ vào miệng

be-6-thang-an-dam

Thời điểm bé tập ăn dặm là 6 – 7 tháng

3. Những lưu ý khi cho bé ăn dặm lần đầu

3.1 Bữa ăn của bé phải có 4 nhóm thực phẩm chính

  1. Tinh bột : có trong gạo tẻ, ngô, gạo….
  2. Chất đạm : các loại thịt, trứng, cá, sữa ….
  3. Chất béo : dầu dộng vật, thực vật.
  4. Chất xơ : từ các loại rau củ quả

nhom-thuc-pham-cho-be-6-thang-an-dam

Nhóm thực phẩm chính cho bé 6 tháng

Mẹ nên cho con làm quen với từng loại thực phẩm riêng biệt thay vì trộn lại với nhau. Nếu cho bé ăn dặm kiểu truyền thống bằng cách xay nhuyễn các loại thức ăn thì nên bắt đầu với bột nguyên chất hoặc bột pha sữa mẹ, sau đó mới cho thêm đạm, tiếp theo là dầu ăn và sau cùng là rau.

3.2 Bé bắt đầu ăn dặm nên ăn bột hay cháo

Khi bé bắt đầu ăn dặm, một trong những quyết định quan trọng mà các bậc phụ huynh thường phải đối mặt là liệu nên cho bé ăn bột hay cháo rây. Dưới đây là một số nguyên tắc cần lưu ý để đảm bảo bé nhận được dinh dưỡng cần thiết và phát triển đúng cách:

  • Ăn từ ngọt đến mặn: Bắt đầu với bột ăn dặm ngọt và dần chuyển sang bột mặn hoặc cháo rây. Điều này giúp bé thích ứng với mùi vị và cảm nhận được hương vị khác nhau của thức ăn.
  • Ăn từ ít đến nhiều: Mỗi lần cho bé ăn chỉ nên cung cấp một lượng nhỏ thức ăn và tăng dần sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé thích ứng và tiếp nhận dần dần lượng thức ăn phong phú hơn.
  • Ăn từ loãng đến đặc: Bắt đầu với bột hoặc cháo loãng và dần dần tăng độ đặc của thức ăn. Điều này giúp bé tránh được các phản ứng không mong muốn khi tiếp xúc với thức ăn mới.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: Cung cấp cho bé đủ các loại thức ăn như đường bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của bé.

Khi đến việc lựa chọn giữa bột và cháo rây, không có một câu trả lời chính xác nào vì cả hai đều có lợi ích riêng của mình. Bạn có thể lựa chọn theo độ tuổi và sở thích của bé. Đối với những ngày đầu khi bé mới bắt đầu ăn dặm, bột có thể là sự lựa chọn tốt nhất. Khi bé quen với việc ăn dặm, bạn có thể chuyển sang cháo rây hoặc bột mặn. Ngoài ra, việc xen kẽ giữa bột và cháo rây cũng là một ý tưởng tốt để đảm bảo bé nhận được đủ dưỡng chất và tránh cảm giác chán chường.

Dù lựa chọn là gì, điều quan trọng là đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng và vệ sinh cho bé. Hãy nhớ rằng việc cho bé ăn từ ít đến nhiều và đảm bảo bé không cảm thấy ngán sẽ giúp bé phát triển một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

4. Phương pháp tập cho bé ăn dặm đúng cách

4.1 Bé bắt đầu ăn dặm như thế nào

– Trước khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên để bé chơi với thìa để thử phản ứng của con. Nếu bé có thể tự đưa thìa vào miệng chính xác thì việc tập luyện có thể bắt đầu. Chọn thời điểm mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái để bắt đầu tập bé ăn dặm.

  • Đặt bé ngồi ngay ngắn để tránh bị sặc, nên dùng ghế tập ăn dặm để hình thành thói quen cho con ngồi vào ghế là bắt đầu bữa ăn.
  • Dùng thìa nhựa an toàn và mềm để đút thức ăn cho bé. Mẹ nên lựa chọn loại thìa nhựa nông, có viền tròn và nhẵn, nếu có thể chọn loại thìa nhựa báo nóng càng tốt. Loại thìa này sẽ không bị hấp thụ nhiệt như các thìa kim loại và không gây tiếng ồn lớn khi rơi hay va đập.
  • Cần cho bé làm quen với một bữa ăn chuẩn mực, đó là ngồi thẳng, ăn thức ăn được đút bằng thìa, nghỉ giữa các lần đút và ngừng khi đã no. Những hành động này sẽ tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh sau này.
  • Bắt đầu bữa ăn bằng một ít thức ăn ở đầu muỗng. Trong khi cho bé ăn dặm, hãy trò chuyện âu yếm với con. Một vài lần đầu, con có thể sẽ bối rối, quấy khóc hoặc nhè hết ra. Đó là những phản ứng bình thường. Để việc tập cho bé ăn dặm lần đầu tiên thuận lợi, mẹ có thể cho con bú một ít sữa trước khi cho trẻ ăn thức ăn đặc.

kinh-nghiem-cho-be-tap-an-dam

Được thiết kế để hỗ trợ giai đoạn tập ăn đầu tiên của bé, Ghế ngồi ăn dặm Zaracos Leeroy 3306 là lựa chọn lý tưởng để giúp bé làm quen với việc ăn uống một cách an toàn và thuận tiện.

  • Giúp xây dựng thói quen ăn uống nghiêm túc cho bé khi tới giờ ăn phải ngồi vào bàn.
  • Chuyển đổi thành 5 chức năng khác nhau, sử dụng được cho bé tới 8 tuổi.
  • Chất liệu an toàn từ nhựa đúc chịu nhiệt cao cấp, chịu lực đến 35 Kg.
  • [Ưu đãi] Giảm đến 30% kèm bảo hành 3 năm chỉ hôm nay !
ghe-an-dam-da-nang-zaracos-leeroy-3306

4.2 Trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ ? Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào ?

  • Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần còn tùy thuộc vào từng phương pháp ăn dặm, thông thường giai đoạn làm quen chỉ cần 1 bữa lúc sáng. Ngoài ra nên cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Ở những bữa ăn đầu tiên, có thể bé chỉ ăn 1, 2 muỗng cà phê thức ăn. Nếu thấy bé háo hức với đồ ăn mới, thì mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, cho đến khi bé ăn được khoảng từ 70 – 100 ml mỗi lần.
  • Thời điểm cho bé tập ăn dặm là giữa buổi sáng và giữa buổi trưa, khi bé đã được bú mẹ hoặc sữa công thức trước đó. Đây là thời điểm bé không quá đói cũng không quá no.
  • Mẹ có thể chọn thời điểm bé đang cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tỉnh táo. Không cho bé ăn dặm khi bé đang buồn ngủ vì như vậy bé sẽ dễ quấy khóc, không tập trung ăn và bữa ăn dặm có thể kéo dài.

5. Quan sát phản ứng của trẻ

Sau lần thử đầu tiên, nếu con tỏ ra háo hức, há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn thì bạn có thể yên tâm là bé đã sẵn sàng. Khi thấy con ngậm chặt miệng, hoặc nhè thức ăn có nghĩa là bé vẫn chưa quen với việc ăn, mẹ không nên ép bé.

Việc con cảm thấy vui vẻ và thoải mái khi ăn dặm quan trọng hơn là thực hiện đúng quy trình ăn cố định.

Bé tập ăn dặm rất cần sự hỗ trợ và kiên nhẫn của mẹ, nếu những đầu không thành công, mẹ đừng nản chí. Thông thường phải từ 8 lần trở lên bé mới chấp nhận thức ăn mới.

Có những bé há miệng to để đón thức ăn những lại chưa quen việc khép miệng lại nên để bột trào ra ngoài, mẹ cần cho bé thời gian để làm quen cách ngậm miệng và dùng lưỡi di chuyển thức ăn. Nếu sau vài lần thử mà trẻ vẫn không thể nuốt thức ăn thì nên chờ thêm 1 hay 2 tuần rồi mới thử lại.

6. Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

lich-cho-be-an-dam

Trên đây là lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được Bác sĩ Lê Thị Hải ( Viện dinh dưỡng quốc gia ) tư vấn. Mẹ có thể kham khảo để tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ.

6.1 Các dụng cụ ăn dặm cho bé – hỗ trợ mẹ tốt hơn khi cho con ăn

– Bên cạnh lịch ăn, phương pháp ăn dặm hay thực đơn cho bé, thì dụng cụ ăn dặm cũng là trợ thủ đắc lực cho mẹ khi cho bé ăn. Vì khi có các vật dụng này, không chỉ giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà còn giúp con thích thú hơn khi ăn.

6.1 Thìa, Muỗng dụng cụ ăn dặm cho bé không thể thiếu

– Mẹ có thể chọn những loại thìa được làm từ chất liệu Silicon hoặc thìa báo nóng có độ lớn vừa phải để tránh làm tổn thương lưỡi, nướu của bé. Có thể lựa chọn loại thìa có trang trí hình thù ngộ nghĩnh, màu sắc tươi tắn để kích thích bé hơn

thia-bao-nong

6.2 Bát đĩa ăn dặm màu sắc

– Lựa chọn bát ăn bằng chất liệu nhựa không chứa BPA vừa nhẹ, đảm bảo an toàn không sợ rơi vỡ, không có chất gây hại. Nên chọn những loại có hình thú ngộ nghĩnh.

20221005 c369ffpcjzlgmnzkbeq8slul

6.3 Yếm ăn cho bé

– Yếm ăn dặm như một trợ thủ đắc lực giúp mẹ tiết kiệm thời gian chăm sóc bé. Khi thức ăn bị đổ thì mẹ sẽ mất thêm thời gian thay và giặt giũ. Sự có mặt của chiếc yếm lúc này là cánh tay hỗ trợ mẹ giúp mẹ chăm con nhàn hơn.

– Ghế ăn rất cần thiết cho bé tập ăn dặm. Ghế tập ăn giúp bé tập trung ăn uống và nghiêm túc hơn trong quá trình ăn. Từ đó, giúp bé hình thành thói quen ăn uống và tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra ghế ăn dặm là sản phẩm tiện lợi có thể mang đi ra ngoài, đi du lịch.

Quá trình tập cho bé ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, mẹ nên cho con ăn dặm đúng cách và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về việc bé tập ăn dặm. Hãy áp dụng ngay những cách trên cho con bạn nhé.

Bình luận bài viết (0 bình luận)