Việc cho con bú là một thử thách mà hầu hết những người lần đầu làm mẹ đều phải đối mặt. Nhiều mẹ cảm thấy bỡ ngỡ và không biết làm thế nào để bé bú đúng khớp ngậm, dẫn đến việc trẻ không nhận đủ sữa, thậm chí gây đau rát cho mẹ. Đừng quá lo lắng ! Trong bài viết này, Zaracos sẽ chia sẻ những cách cho bé bú đúng khớp ngậm, giúp bạn tạo một hành trình nuôi con khỏe mạnh và nhàn tênh !
1. Tại sao mẹ nên tập cho bé ti sữa đúng khớp ngậm ngay từ đầu ?
Việc tập cho bé ti đúng khớp ngậm ngay từ những ngày đầu là cực kỳ quan trọng, vì trong giai đoạn này, bầu ngực của mẹ còn mềm mại và chứa đầy sữa, đặc biệt là sữa non – nguồn dinh dưỡng vô giá cho sự phát triển của bé. Sữa non không chỉ giúp bé nhận được lượng chất dinh dưỡng quý báu mà còn tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bé khỏi các bệnh tật ngay từ khi còn nhỏ.
Khi bé bú đúng cách, không chỉ bé mà mẹ cũng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Bé sẽ bú đúng lượng sữa cần thiết, đảm bảo không có sự lãng phí sữa của mẹ, giúp bé phát triển khỏe mạnh và đủ dinh dưỡng.
- Giúp hình thành thói quen từ những ngày đầu, mẹ sẽ dễ dàng duy trì lượng sữa ổn định sau này mà không lo thiếu sữa.
- Ngậm đúng khớp giúp mẹ tránh được những cảm giác đau đớn hay nứt đầu ti – một vấn đề phổ biến đối với các mẹ khi bé ngậm sai.
- Việc bé bú đúng cách giúp hàm và cơ miệng của bé phát triển đều đặn, tránh tình trạng lệch hàm sau này.
- Trẻ bú đúng khớp ngậm còn là bước đệm giúp bé phát triển khả năng nhai và nuốt, chuẩn bị tốt cho giai đoạn ăn dặm sau này.
- Mẹ bế bé bú ở tư thế đúng hỗ trợ hộp sọ của bé phát triển đều đặn, giúp tránh hội chứng đầu bẹt như khi bé nằm bú.
- Mẹ tránh tình trạng tắc tia sữa và giảm nguy cơ áp xe ngực và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến sữa khi bé ti đúng khớp ngậm
2. Hướng dẫn cách cho con bú đúng khớp ngậm
Để cho bé bú đúng khớp ngậm thì các mẹ cần thực hiện những động tác sau:
Bước 1: Đầu tiên mẹ cần đặt bé gần mình và gần với bầu vú.
Bước 2: Để đầu của bé nằm nghiêng sao cho miệng của bé chạm vào núm vú của mẹ. Lưu ý là cơ thể của bé cũng phải đặt nghiêng để sữa được đi xuống dạ dày và tiêu hoá dễ dàng hơn. Tránh cho việc bé bị trớ do bú sữa không được tiêu hoá.
Bước 3: Để ti mẹ gần miệng bé, theo như phản xạ thì lúc này bé sẽ tự động há miệng và ngậm lấy ti. Trước đó thì cằm bé có thể chạm vào vú mẹ trước.
Bước 4: Bé há miệng, lưỡi của bé đưa ra phía trước để ngậm lấy ti. Lúc này mẹ cần để đấy phần vú gần miệng bé và đè lên phần nướu bên dưới. Môi bé cần được mở ra ngoài chứ không bị vặn hay mím vào trong.
Bước 5: Bé dần dần thích ứng và bắt đầu mút sữa. Lúc mút sữa thì bé sẽ mút nhẹ nhàng.
Dấu hiệu cho thấy bé bú đúng khớp ngậm
- Miệng bé mở rộng và ngậm chặt quầng vú, nếu mẹ nhẹ nhàng kéo môi dưới của bé xuống, mẹ sẽ dễ dàng thấy được lưỡi bé đang đặt phía dưới vú mẹ.
- Thỉnh thoảng tai bé sẽ cử động nhẹ, cho thấy bé đang dùng lực để mút sữa hiệu quả. Bên cạnh đó má của trẻ tròn và đầy đặn.
- Khi bé bú đúng đúng khớp ngậm, sẽ không có âm thanh nào ngoài tiếng nuốt sữa đều đặn.
- Sau khi bé ngừng bú và rời vú mẹ, núm vú của mẹ sẽ không bị biến dạng, bép hoặc lệch đi. Nếu núm vú không bị đau hay nứt, đây là dấu hiệu rõ ràng rằng bé đã ngậm đúng và bú hiệu quả.
Cách nhận biết trẻ đã bú đủ sữa
Thông thường, mỗi lần bé bú sẽ kéo dài từ 20 đến 30 phút. Nếu bé bú quá ngắn (dưới 5 phút) hoặc quá dài (hơn 1 giờ), có thể bé chưa bú đủ sữa hoặc gặp vấn đề về tư thế bú. Mẹ nên chú ý đến sự thay đổi này để điều chỉnh kịp thời. Khi bé bú đủ sữa, mẹ sẽ nghe thấy tiếng nuốt sữa rõ ràng. Cảm giác khi bé bú sẽ giống như có kim chích nhẹ vào đầu ti, và bé sẽ cảm nhận được lượng sữa đầy trong miệng. Sau khi bé bú xong, bầu vú của mẹ sẽ không còn cảm giác căng tức và trở nên thoải mái hơn.
Một dấu hiệu khác là khi no bé sẽ cảm thấy dễ chịu và vui vẻ. Một dấu hiệu dễ nhận thấy khác là cử động tay của bé. Khi đói, tay bé sẽ nắm chặt và khua loạn xạ. Sau khi bú no, tay bé sẽ buông lỏng và các ngón tay xòe ra, thể hiện bé đã ăn đủ.
Việc cho bé bú đúng khớp ngậm là một yếu tố vô cùng quan trọng không chỉ giúp bé nhận đủ sữa mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển khỏe mạnh và tự nhiên của cả mẹ và bé. Bằng cách áp dụng những bước hướng dẫn trên, mẹ sẽ giúp bé hình thành thói quen bú đúng ngay từ những ngày đầu đời, đồng thời tránh được những vấn đề không mong muốn như đau đầu ti hay tắc tia sữa.
Mẹ hãy kiên nhẫn và quan sát những dấu hiệu cho thấy bé bú đúng cách để điều chỉnh tư thế khi cần thiết. Mỗi lần cho con bú là một cơ hội tuyệt vời để gắn kết và chăm sóc bé yêu, vì vậy đừng ngần ngại tìm hiểu và áp dụng những bí quyết này để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con và cho chính mình.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Cho con bú không nên ăn gì – Tránh ngay 7 thực phẩm sau !
- Trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không bú có sao không ?
- Vỗ hơi sau khi bú để làm gì – Khi nào không cần vỗ ợ hơi cho bé ?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Giải đáp] Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy – Thời điểm thích hợp nhất
[Gợi ý] Nơi bán ghế ngồi ô tô cho bé TPHCM uy tín – chất lượng nhất
Bé mấy tháng ngồi xe tập đi được – Thời điểm sử dụng an toàn nhất
Xe đẩy trẻ em có được mang lên máy bay – Những lưu ý dành cho bố mẹ
Trẻ mấy tháng nằm nôi được – Cách chọn nôi cho trẻ sơ sinh
Top 5+ Những mẫu xe đẩy cho bé dưới 2 triệu tốt nhất