Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, nhiều bậc phụ huynh thường đặt câu hỏi: Trẻ mấy tháng tuổi bế ngồi được ? Và bế ngồi thế nào cho đúng. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây.
1. Tư thế bế bé ngồi như thế nào ?
Khi bế bé theo tư thế này, mặt bé sẽ hướng ra ngoài, và đầu cùng lưng bé được tựa vào ngực của mẹ.
Khi mẹ đứng và bế bé, mẹ có thể sử dụng một cánh tay để đỡ phần mông bé, và cánh tay còn lại sẽ ôm qua ngực bé. Trong trường hợp mẹ bế bé khi đang ngồi, bé sẽ ngồi trong lòng mẹ, do đó mẹ không cần phải dùng tay để đỡ mông bé.
Đây được xem là tư thế mà bé thích nhất, khi có thể nhìn cùng hướng với mẹ và dễ dàng quan sát xung quanh hơn.
Trẻ mấy tháng bế ngồi được
Vậy trẻ mấy tháng ngồi được ?
Khi bé được 4 tháng tuổi, mẹ đã có thể bế bé ngồi, nhưng cần chú ý để tạo sự thoải mái cho bé và không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống.
2. Mẹ cần lưu ý gì khi bế trẻ ở tư thế ngồi
Khi bế trẻ 4 tháng tuổi theo tư thế ngồi, có một số điều mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn của bé:
2.1 Bế đúng cách:
– Trẻ 4 tháng tuổi đã có khả năng giữ đầu cố định, nhưng không nên để bé tự ngồi thẳng quá sớm. Vì vậy, khi bế bé theo tư thế này cần đảm bảo đầu và lưng của trẻ được dựa vào người của mẹ.
– Bế bé sao cho vừa vặn, không áp lực lên cổ và đầu của bé. Sử dụng cánh tay và lòng bàn tay để đỡ mông và ôm bé vào lòng.
2.2 Tránh bế bé quá lâu trong tư thế ngồi:
– Mặc dù cơ thể bé đã cứng cáp hơn, nhưng cột sống vẫn đang phát triển. Do đó, chỉ nên bế bé ngồi trong khoảng thời gian ngắn để tránh mỏi và gây áp lực lên xương sống dẫn đến gù lưng
3. Gợi ý cho mẹ các tư thế bế giúp bé thoải mái nhất
Ngoài tư thế bế ngồi trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo thêm một số cách sau:
3.1 Tư thế nôi đung đưa
Đầu tiên, bạn hãy đặt bé nằm ngang và gập một tay lại để giữ đầu và cổ bé cố định, trong khi tay kia dùng để ôm và hỗ trợ cơ thể bé, đặc biệt là vùng hông và lưng.
Lưu ý quan trọng khi áp dụng tư thế bế ngang đưa nôi là đặt bé gần người mình. Có thể nhẹ nhàng đung đưa bé để an ủi hoặc dỗ bé khi bé khóc.
3.2 Tư thế mặt đối mặt
Thực hiện cách này khi bé tỉnh táo hoặc sau khi bé đã bú xong, giúp tạo ra một không gian trò chuyện dễ dàng. Việc thường xuyên trò chuyện với bé sẽ khuyến khích sự phát triển tích cực, góp phần vào sự phát triển não bộ trong những tháng đầu đời của bé.
Cách bế mặt đối mặt được thực hiện như sau:
- Sử dụng một tay để đỡ đầu và cổ bé, và tay còn lại để đỡ hông bé.
- Đặt cơ thể bé sao cho bé nằm gọn trên cánh tay của bạn.
Việc trò chuyện và tương tác gương mặt với bé trong tư thế này giúp tạo ra sự gần gũi và kết nối với bé. Bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn, nghe tiếng nói và nhận biết các biểu hiện của bạn. Đây là một cách hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển vận động và ngôn ngữ của bé.
Trẻ mấy tháng bế nách được – Cẩn trọng khi bế trẻ sai cách
Những thông tin trên đây hy vọng sẽ giải đáp được vấn đề bé mấy tháng ngồi được mà mẹ đang thắc mắc, cần lưu ý là dù bế ở tư thế nào thì mẹ cũng nên chú ý giữ vững phần đầu và lưng của con để tránh bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bé nhé ! Theo dõi ngay Zaracos để xem thêm những kinh nghiệm chăm con từ 0 – 3 tuổi mẹ nhé !
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
[Chia sẻ] Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí
Khi Nào Nên Đi Siêu Âm Thai Lần Đầu: Lợi Ích và Lưu Ý Cần Biết
Trẻ bị sốt nên chườm nóng hay lạnh – Những lưu ý cần tránh
Tiết Lộ Các Phương Pháp Ăn Dặm Đảm Bảo Bé Thích Mê
Phương pháp thai giáo thính giác giúp thai nhi phát triển trí não
[Giải đáp] Trẻ em có được ngồi ghế trước ô tô ?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kinh nghiệm cho bé 6 tháng đi du lịch cùng ba mẹ
Có nên mua xe đẩy em bé thanh lý không ?
Trẻ bị khò khè sổ mũi: Nguyên nhân, cách xử trí như thế nào?
ECE R44/04 Trên ghế ngồi ô tô cho bé là gì ?
Cách nấu cháo lươn cho bé thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng mẹ nên biết
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh: Bao nhiêu giấc là đủ